Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Các phương thức biểu đạt chính trong văn bản và cách phân biệt chuẩn nhất

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Hôm nay, tintuctuyensinh xin gửi đến các bạn học sinh thân mến phần Hệ Thống Kiến Thức Đọc Hiểu một cách bao quát nhất nhằm giúp các bạn ôn tập kiến thức một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất:

Contents

1. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT LÀ GÌ?

các phương thức biểu đạt
Các phương thức biểu đạt trong làm văn là gì?

Khái niệm chung:

Là việc con người sử dụng các phương pháp, cách thức khác nhau nhằm biểu đạt hết những điều người nói muốn truyền đạt đến người nghe.

Cách dùng:

Một văn bản có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.

Một văn bản luôn có một phương thức biểu đạt chính, nhằm thể hiện rõ nội dung muốn truyền đạt.

2. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT HAY DÙNG NHẤT KHI LÀM VĂN 

các phương thức biểu đạt
Học sinh cần nắm chắc các phương thức biểu đạt khi đi thi

1. Phương thức biểu đạt Tự sự: 

Thuật lại, kể lại diễn biến của một sự việc nào đó hoặc khắc họa tính cách nhân vật. Nói cách khác, các phương thức biểu đạt tự sự là tự trình bày, tự viết nên các sự việc mà mình đã nếm trải. đã đi qua, tâm sự về vấn đề, quan điểm hoặc về sự việc nào đó.

* Đặc điểm nhận diện:

-Kể lại sự việc bằng một câu chuyện có cốt truyện, có đối tượng kể, có các tình tiết, sự kiện thúc đẩy câu chuyện.

– Có sự kiện, cốt truyện

– Có diễn biến câu chuyện

– Có nhân vật

– Có các câu trần thuật/đối thoại

* Thể loại:

– Bản tin báo chí

– Bản tường thuật, tường trình

– Tác phẩm văn học

* Ví dụ:

Tường thuật diễn biến trận đấu đang xảy ra. (bóng đá, bóng chuyền…)

2. Phương thức biểu đạt Miêu tả:

Các phương thức biểu đạt miêu tả là cách tả chi tiết và tỉ mỉ từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn, từ xấu đến đẹp, từ dở đến hay. Là cách dùng ngôn ngữ giúp người khác hình dung được cụ thể sự vật sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.

Đối tượng được miêu tả chủ yếu là thiên nhiên, cảnh vật.

* Đặc điểm nhận diện:

-Sử dụng các từ ngữ miêu tả nhằm đem lại những hình ảnh có thể cảm thấy như gặp con người nghe thấy âm thanh nhìn ra cảnh sắc.

-Các câu văn miêu tả.

-Từ ngữ sử dụng đa phần là tính từ. 

* Thể loại:

– Văn tả người, tả vật, cảnh…

– Đoạn văn được miêu tả trong các tác phẩm tự sự….

*Ví dụ:

– Thuật lại những pha ghi bàn đẹp mắt trong một trận đấu (bóng đá, bóng chuyền…)

3. Phương thức biểu đạt Biểu cảm:

Miêu tả, diễn tả sau đó phát biểu lại cảm nghĩ, suy nghĩ của mình về một sự kiện, sự việc, hoặc hoàn cảnh nào đó. Các phương thức biểu đạt biểu cảm là khả năng con người bộc lộ tình cảm, những rung động trong tâm hồn với người khác.

*Đặc điểm nhận diện:

– Sử dụng các từ ngữ nhằm diễn tả cảm xúc đối với người hoặc đối với sự vật, hiện tượng.

– Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết

– Có những từ ngữ thể hiện cảm xúc: Ê, a, ôi, ơi…

* Thể loại:

– Điện chúc mừng năm mới, lời chia buồn, hỏi thăm

– Thể loại văn học: Trữ tình, thơ, tùy bút.

*Ví dụ:

Bày tỏ cảm xúc đối với trận đấu (tiếc nuối, vui mừng…)

4. Phương thức biểu đạt Nghị luận:

Bàn luận một cách nghiêm túc, đây là một trong các phương thức biểu đạt có tính chất triết lý về một vấn đề xã hội nào đó rối đưa ra quan điểm, chính kiến của người viết nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

*Đặc điểm nhận diện:

– Các yếu tố:

+ Luận đề

+ Luận điểm

+ Luận cứ

+ Lập luận

– Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết

– Từ ngữ thường mang tính khái quát cao  (chân lí, quy luật)

– Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh

* Thể loại:

-Cáo, hịch, chiếu, biểu.

– Xã / bình luận, lời kêu gọi.

– Sách lý luận.

– Tranh luận về vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, văn hóa.

* Ví dụ: 

Bác bỏ ý kiến cho rằng tổ chức các môn thể thao là tốn kém (bóng đá, bóng chuyền,….)

5. Phương thức biểu đạt Thuyết minh:

Thuyết minh là một trong các phương thức biểu đạt, là dùng ngôn ngữ nhằm cung cấp, giới thiệu giảng giải những tri thức đầy đủ và toàn diện về một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó với cái nhìn khách quan, chân thực (đối tượng thuyết minh có thể là con người, cảnh vật).

*Đặc điểm nhận diện:

-Tính chuẩn xác, khoa học, hấp dẫn. Được trình bày theo hình thức, kết cấu nhất định. 

-Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng

– Có thể là những số liệu chứng minh

* Thể loại:

– Thuyết minh sản phẩm

– Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật

– Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học

* Ví dụ: 

– Tường thuật diễn biến quá trình diễn ra các hiệp đấu.

– Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của các đội.

6. Phương thức biểu đạt Hành chính – công vụ:

Trong các phương thức biểu đạt này thì hành chính – công vụ được sử dụng trong những văn bản có tính khuôn mẫu. Dùng để giao tiếp hành chính dựa trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

*Đặc điểm nhận diện:

-Phương thức này sử dụng trong các văn bản hành chính, tính khuôn mẫu, tính công vụ, tính minh xác…

– Hợp đồng, hóa đơn…

– Đơn từ, chứng chỉ…

(Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu)

Các đội thi đấu thể thao muốn xin phép sử dụng sân vận động (thành phố, tỉnh, huyện….)

Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn dễ hiểu
Sơ đồ tư duy Tây Tiến ngắn gọn dễ hiểu
Sơ đồ tư duy rừng xà nu ngắn gọn
Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà ngắn gọn

Bên trên là toàn bộ tổng hợp về Hệ Thống Kiến Thức Đọc Hiểu về các phương thức biểu đạt mà tintuctuyensinh muốn gửi đến các bạn học sinh, tintuctuyensinh luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức cho việc học tập của các bạn. 

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x