Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Nguyện vọng là gì? Các nguyện vọng khác nhau như thế nào?

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Chúng ta nghe rất nhiều đến nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 khi bắt đầu mỗi mùa tuyển sinh đại học. Các nguyện vọng sẽ khác nhau như thế nào? Tintuctuyensinh sẽ cùng các bạn tìm hiểu ngay dưới đây

Contents

1. Nguyện vọng là gì?

nguyện vọng là gì
Nguyện vọng là gì? Có bao nhiêu nguyện vọng khi đăng ký thi THPT

Nguyện vọng là gì? Nguyện vọng khi tham gia xét tuyển đại học được hiểu đơn giản là những mong muốn, mong mỏi của bản thân đối với một vấn đề, sự kiện nào đó.

Trong kỳ thi đại học, nguyện vọng 1 được hiểu là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2 , 3 , 4 … Số lượng nguyện vọng tùy thuộc vào những sở thích, khả năng, năng lực của thí sinh đối với các trường DH, CD có đào tạo ngành, chuyên ngành mà người dự thi yêu thích.

Nói dễ hiểu thì các nguyện vọng được coi là mong muốn của người dự thi xếp theo sự yêu thích từ trên xuống dưới, theo mong muốn giảm dần: Thích nhất – thích vừa – thích ít nhất – …. Vậy bạn đã hiểu Nguyện vọng là gì chưa?

Nguyện vọng 1

Nguyện vọng 1 là mong muốn được trúng tuyển vào ngành, trường mà bạn yêu thích nhất. Khi bạn đăng ký kết quả tổ hợp môn thi đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đó và sẽ được trường DH đó xếp loại. Nếu bạn đạt điểm cao, bạn sẽ được nhận vào ngành mình muốn.

Các trường DH sẽ cung cấp cho bạn phiếu điểm thi, nếu trường hợp bạn trúng tuyển thì sẽ có giấy báo nhập học.

Nguyện vọng 2

Nguyện vọng 2 là phương án nộp hồ sơ khi người dự thi sẽ chọn khi không trúng tuyển nguyện vọng 1 cũng được phát phiếu 2 điểm. Người dự thi cầm theo phiếu này đến trường đã đăng ký nguyện vọng 2 để đăng ký xét tuyển. Các trường xét tuyển nguyện vọng 2 cũng xét theo phương pháp lấy từ trên xuống, điểm càng cao khả năng đậu càng cao.

Chỉ khi bạn trượt nguyện vọng 1 tại trường mà bạn đăng ký xét tuyển thì mới được xét đến nguyện vọng 2 , 3 và các nguyện vọng khác.

Tương tự với các nguyện vọng 3 và nguyện vọng 4. Nhưng thông thường, người dự thi chỉ nộp hồ sơ xét tuyển đến nguyện vọng 3 là đã có cơ hội lựa chọn được trường DH hay CD mà mình mong muốn.

2. Đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?

Bộ GD & Đào tạo hiện nay có quy chế không hạn chế số lượng các nguyện vọng mà người dự thi muốn đăng ký. Tuy nhiên, các bạn phải dựa vào số điểm của mình đạt được để đăng ký chuẩn xác số lượng và ngành nghề mình muốn theo học.

Nếu đăng ký quá nhiều thì sẽ rất tốn thời gian và tiền lệ phí xét hồ sơ. Còn nếu đăng ký ít thì bạn sẽ khó có nhiều lựa chọn để gia tăng cơ hội vào trường có ngành đào tạo mình mong muốn.

Tất cả các nguyện vọng đều được xét bình đẳng cho tất cả các thí sinh cùng ngành, trường đăng ký xét tuyển. Không nên đưa những ngành mình không yêu thích vào nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 vì nếu những nguyện vọng này được chấp nhận, bạn sẽ không còn cơ hội xét tuyển vào những ngành, trường mà mình thực sự yêu thích.

3. Điều chỉnh nguyện vọng

nguyện vọng là gì
Nguyện vọng có thể thay đổi được

Khi bạn muốn điều chỉnh nguyện vọng của mình thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người dự thi phải đăng ký các nguyện vọng được xếp theo thứ tự nguyện vọng và các trường mình yêu thích. Bởi nếu người dự thi A đã trúng tuyển thì người dự thi sau đó B , C , D cũng sẽ không được xét tuyển dù người đó có điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó.

Người dự thi phải xác định để chọn đúng ngành mình yêu thích, đừng vì trường yêu thích mà chọn ngành dễ đậu nhưng bản thân không muốn học. Vì hiện nay có rất nhiều trường ở nhiều mức điểm khác nhau có tổ chức đào tạo chuyên ngành mà các bạn mong muốn học và theo đuổi công việc cho tương lai sau này

Người dự thi nên lựa chọn có ít nhất 1 nguyện vọng với điểm chuẩn năm ngoái thấp thì mới có cơ hội trúng tuyển. Vì thường điểm giữa các năm của các trường, chuyên ngành không dao động quá nhiều, chỉ khoảng 2 điểm – 3 điểm, các bạn nên lấy đó để làm khung điểm chuẩn mẫu.

4. Cách thức điều chỉnh nguyện vọng

nguyện vọng là gì
Điều chỉnh nguyện vọng bằng Giấy chứng nhận đăng ký

Có 2 cách để người tham gia xét tuyển điều chỉnh nguyện vọng của bản thân

  • Điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến:

Người dự thi sử dụng tài khoản và mật khẩu của cá nhân đã được cung cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng khi đăng ký trên website

LƯU Ý:  phương pháp này chỉ được xác nhận khi số lượng nguyện vọng mà người dự thi đã đăng ký sau khi điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng với số lượng nguyện vọng mà người dự thi đã đăng ký ban đầu trong Phiếu

  • Điều chỉnh bằng Giấy chứng nhận đăng ký:

Người dự thi được điều chỉnh tăng thêm số nguyện vọng so với số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Giấy Đký & người dự thi phải nộp thêm lệ phí xét tuyển đối với số nguyện vọng tăng thêm theo quy định hiện hành.

Người dự thi phải điền trên phiếu đăng ký xét tuyển và gửi trực tiếp đến điểm xét tuyển để cán bộ máy tính cập nhật vào dữ liệu trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDuc & ĐTạo.

8 ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
8 Điều cần biết khi học Ngành Kỹ thuật cơ điện tử
9+ Phân tích đầy đủ nhất về Ngành Marketing bạn nên biết
8+ Điều về Ngành Luật kinh tế cần tìm hiểu

Qua bài viết này, tintuctuyensinh mong các bạn đăng ký dự thi đã nắm được các khái niệm về nguyện vọng là gì? nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và những điều cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng. Các bạn nên thực sự cẩn thận khi đăng ký các nguyện vọng. Nên lựa chọn nguyện vọng theo đúng năng lực và sở thích bản thân để tránh những sai sót đáng tiếc. Chúc các bạn đạt được nguyện vọng và mong muốn của mình trong học tập & sự nghiệp sau này.

4.5 2 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x