Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Phân tích bài Sóng – Xuân Quỳnh

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Phân tích bài Sóng – Xuân Quỳnh để thấy rõ được tình yêu của con người là linh hồn của bài thơ, với hình ảnh sóng được ví von như là một người phụ nữ với nhiều cung bậc cảm xúc thể hiện qua đoạn thơ

Tình yêu là một chủ đề muôn thuở vì đây là nguồn cảm hứng của con người chúng ta và cũng như những người nghệ sĩ. Tình yêu là một thứ gì đó lớn lao và vô hạn không thể nào tả được, nó nằm im trong chúng ta và chờ ngày bừng tỉnh, tình yêu là bất diệt! Từ xưa đến nay không biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn đã trải lòng của mình dành cho tình yêu.

Và những năm tháng chống Mỹ ở Việt Nam chúng ta tình yêu càng được vinh danh hơn, thời ấy tình yêu mở rộng hơn là tình yêu dành cho Tổ quốc, đất nước chúng ta…nhưng vẫn còn một chỗ riêng dành cho tình cảm đôi lứa. Trong đó “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ tôn vinh nên vẻ đẹp trong tình yêu, một cảm nhận mới mẻ từ phía một nhà thơ nữ vô cùng tài giỏi.

Phân tích bài Sóng
Phân tích bài Sóng

Contents

1. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ đầu

Bài thơ là một kiệt tác của Xuân Quỳnh với nhiều cung bậc cảm xúc thể hiện qua đoạn thơ đầu tiên như sau:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Qua nghệ thuật dùng từ đối lập vô cùng độc đáo, nhà thơ đã chỉ ra những đặc tính của sóng cũng giống như là những cảm xúc của người con gái đầy nỗi niềm và khao khát muốn có được một tình yêu tự do.

2. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ thứ 2

Tình yêu là khát vọng của con người, do vậy sự thao thức, bồi hồi được thể hiện qua các đoạn thơ sau:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Còn sống là còn yêu và tình yêu luôn bừng sáng trong tầm hồn của những người trẻ với khao khát chinh phục tình yêu qua nghệ thuật trau chuốt từ ngữ của tác giả.

3. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ thứ 3

 Tiếp theo là những câu thơ thể hiện sự chớm nở trong tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào trong yêu nhau.”

Một tràng câu hỏi được đặt ra giống như là những câu hỏi bâng quơ trong tình yêu của chúng ta được nhà thơ lột tả một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Một sự ngây thơ hiện ra ở đây, sự trả lời nhỏ nhẹ “ em cũng không biết nữa” vô cùng đáng yêu. Sự mộc mạc trong tình yêu giống như những cảnh vật tự nhiên có sẵn như “sóng” và “gió” không quá rõ vì sao bắt đầu!

4. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ thứ 4

Trong tình yêu không thể nào tránh khỏi những nỗi nhớ và nỗi nhớ được Xuân Quỳnh thổ lộ như sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi cơn sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.”

Theo Phân tích bài Sóng, nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ một cách đầy gian truân,  như trong thơ Tố Hữu: “ nhớ gì như nhớ người yêu..” một nỗi nhớ không thể nào tả hết thành lời. Tình yêu không bao giờ có giới hạn nếu ta đặt đúng chỗ, bởi thế sóng là hình tượng vĩ đại được Xuân Quỳnh chắc chiu mang vào thơ của mình.

5. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ thứ 5

Nỗi nhớ được nhân lên gấp đôi qua hình ảnh sau: 

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.”

Sự đối lập trong cách dùng từ của tác giả “mơ”- “thức” nỗi nhớ không bao giờ nguôi và ngày càng tăng thêm nhiều hơn. 

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.”

Lòng thủy chung và son sắc của người con gái luôn dành cho người yêu của mình cho dù có muôn vàng cách trở vẫn hướng về người yêu. Sự hy sinh trong tình yêu cộng cùng nỗi nhớ tạo nên một ý chí mạnh mẽ và niềm tin mãnh liệt. 

6. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ thứ 6

Trong tình yêu không thể nào không gặp những khó khăn và trắc trở và những câu thơ sau thể hiện sự khát khao cháy bỏng chinh phục tình yêu:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.”

Phân tích bài Sóng qua khổ thứ 6 sử dụng từ ngữ vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã thể hiện sự vượt lên khó khăn, những sóng gió trong tình yêu vô cùng mạnh mẽ. Trong tình yêu niềm tin là thứ đáng trân trọng nhất.

7. Phân tích bài Sóng qua khổ thơ cuối

Sự mãnh liệt trong tình sẽ mãi cháy bỏng và không bao giờ lụi tàn:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

Sự xót xa và bồi hồi trong tình yêu nhưng vẫn mãi hiện hữu trong trái tim con người. Như biển lớn không bao giờ ngừng vỗ, tình yêu của Sóng mãi là một tình yêu đẹp, cũng giống như người con gái luôn hy sinh và chịu đựng để có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Bằng những nghệ thuật đầy trau chuốt và cách dùng từ mộc mạc nhưng đậm chất thơ, Xuân Quỳnh đã vẽ nên một câu chuyện tình yêu vô cùng rực rỡ và tình yêu không chỉ phía người con trai chủ động, con gái cũng có một sức mạnh cháy bỏng muốn thể hiện tình yêu. Qua đó cho thấy Sóng là một hình tượng vô cùng độc đáo cũng đầy tính nhân văn mà tác giả đã hóa thân vào. Sức mạnh của tình yêu không bao giờ có giới hạn và cũng sẽ không bao giờ dập tắt trong mỗi chúng ta.

Phân tích bài Sóng của tintuctuyensinh sẽ là cơ sở để bạn hiểu rõ hơn về nỗi lòng của người phụ nữ, sự nhớ nhung người yêu.

Xem thêm: 

Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng trong Tây Tiến qua 2 đoạn thơ

Top 3 Mở bài Đây Thôn Vĩ Dạ hay nhất 2021

Cách xem điểm trên SMAS chuẩn nhất 2021 – Reviews Chi Tiết

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x