Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Phân tích Bức Tranh Tứ Bình của học sinh giỏi hay nhất 2021

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Contents

Đề bài: phân tích bức tranh tứ bình

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến trường kì  chống thực dân Pháp. Thơ của ông luôn mang theo tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc, mang đậm tính sử thi và mang tính dân tộc vô cùng đậm đà. Một trong những tác phẩm rất  hay, tiêu biểu và nổi bật cho phong cách nghệ thuật đó của ông là bài thơ “Việt Bắc”.

Bức Tranh Tứ Bình
Bức Tranh Tứ Bình

Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 khi những người chiến sĩ kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô sau khi hoà bình được lập lại. Xuyên suốt trong cả  bài thơ là những dòng tâm sự, thể hiện nên cái  tình cảm giữa mình và ta, giữa quân và nhân dân chứa chan, sâu sắc. Tuy nhiên, đặc biệt nhất, nổi bật nhất và đáng được chú ý nhất khi chúng ta nhắc đến  “Việt Bắc” đó là bức tranh tứ bình khắc hoạ đậm nét về khung cảnh thiên nhiên lẫn con người Việt Bắc.

Có thể nói, bài thơ “Việt Bắc” là những dòng chữ đầy  tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng mà nhà thơ Tố Hữu dành cho quân và dân ta trong suốt khoảng thời gian kháng chiến chống Pháp vô cùng  gian khổ. Với tình cảm dành cho nhân dân Việt Bắc và tài năng thiên phú văn học của mình, tác giả đã vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc hết sức sinh động. Mở đầu khổ thơ là câu hỏi của người đi về xuôi hỏi người ở lại:

Thông tin tuyển sinh Đại Học Giao Thông Vận Tải năm 2021
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC DUY TÂN NĂM 2021
Mở bài kết bài tác phẩm Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh
Mở bài kết bài Việt Bắc chinh phục giám khảo ngay câu đầu tiên
Mở bài Tràng Giang hay nhất
Mở bài kết bài Vợ Nhặt hay nhất

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Có thể dễ dàng nhận thấy, tác giả Tố hữu đã truyền đạt tình cảm của mình qua những vần thơ một cách hết sức kín đáo, khéo léo và  vô cùng tinh tế. Tố hữu hỏi người nhưng cũng như đặt câu hỏi cho chính mình. Câu thơ “Ta về mình có nhớ ta” là một câu hỏi chứa đựng nên nỗi băn khoăn, trăn trở của người về  dưới xuôi, không biết khi mình đã đi rồi, những người ở lại liệu có còn nhớ đến mình nữa hay là không.

Và rồi, ngay sau đó “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”  như là lời nói  bộc bạch, khẳng định chắc chắn về tình cảm của  người ra đi. Chỉ là khoảng cách về địa lý thôi còn hình ảnh của những nhân dân và núi rừng việt Bắc luôn luôn  khắc ghi  sâu trong tim, trong tâm trí của  những người ra đi.

 Nói rồi, tám câu thơ tiếp theo như thể để khắc hoạ lại hình thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân ,hạ , thu , đông trong kí ức của tác giả. Đó là bức tranh tứ bình của vùng đất  Việt Bắc rộng lớn và nổi bật lên trên nền thiên nhiên ấy là hình ảnh mộc mạc của  con người lao động: Và đầu tiên, tác giả đã khiến chúng ta như  phải ngẩn ngơ trước cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc giữa mùa đông:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng anh dao gài thắt lưng

Thật vậy, đó những vần thơ tả cảnh thiên nhiên vùng núi vào mùa đông. Là mùa đông nhưng ta lại thấy rất tươi sáng và ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Sắc đỏ của hoa chuối như đã làm bừng sáng lên cả khung cảnh nơi núi rừng Việt Bắc, xua đi sự trầm buồn và lạnh lẽo cô độc của mùa đông, đem lại cho ta cảm giác thật là áp ấp. Nổi bật trên rừng xa là hoa chuối đỏ tươi và nổi bật lên trên cả nữa  đó là hình ảnh con người.

Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông chạm vào con dao mang theo bên người của những người lao động  bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh hoạt và lao động thường ngày của họ. Màu đỏ của hoa chuối hòa quyện với màu vàng của nắng trên đèo cao đã vô tình tạo thành một bức trang mùa đông rạng rớ, tràn đầy hi vọng. Hi vọng về một tương lai phía trước tươi sáng hơn của nhân dân Việt Bắc, của đồng bào cả nước và cũng là tương lai đầy ánh sáng của kháng chiến Việt Nam.

Đông qua thì  xuân sẽ tới, tác giả thêm một lần lại tiếp tục làm ta choáng ngợp trước bức tranh mùa xuân của Việt Bắc đẹp như tiên cảnh với một rừng mơ trắng bạt ngàn:

“Ngày xuân mơ nửo trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang”

Hoa mơ được xem như là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ mỗi khi mùa xuân về, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp được sắc trắng của hoa mơ trên nền núi rừng Tây Bắc. Màu trắng của mơ đã gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu dàng và  nhẹ nhàng . Nhớ về mùa xuân ở Tây Bắc, tác giả nhớ đến hình ảnh người lao động đang cần cù chuốt từng sợi giang để đan nón.

Động từ “chuốt” được sử dụng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón và nó như đang thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên với  con người. Phải đặt rất nhiều tâm tư tình cảm cho con người và  thiên nhiên Việt Bắc lắm, tác giả mới có thể cảm nhận được sự tỉ mẩn khéo léo trong cả cách sinh hoạt của họ.

Sự ấm áp trong cái giá lạnh của mùa đông, vẻ đẹp thơ mộng đến từ  mùa xuân, và không thể thiếu đó là sự sôi động nóng bỏng  của mùa hè. Nhà thơ tố Hữu đã đưa đọc giả đến với bức tranh mùa hè núi rừng Tây Bắc với một rừng phách đượm vàng rộn ràng tiếng ve kêu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Nếu như màu trắng của hoa mơ là dấu hiệu báo của màu xuân đã về trên vùng cao thì màu vàng của rừng phách chính là dấu hiệu thông báo mùa hè nóng nực đã tới. Tiếng ve kêu như là đã xé tan sự im ắng tĩnh lặng núi rừng, đánh thức sự bình yên của nơi đây. “Đổ”  hẳn là  một động từ mạnh, diễn tả được sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn và cụ thể ở đây chính là sự “đổ vàng” của rừng phách.

Bức tranh thiên nhiên mùa hè bỗng nhiên chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực đậm đà của rừng phách. Có thể thấy rằng  ở mỗi bức trang thiên nhiên, người đọc đều thấy  thấp thoáng được bóng dáng con người lao động. Và ở đây, giữa núi rừng  bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên trở nên có sức sống và  cuốn hút hơn.

Mảnh ghép cuối cùng cho bức tranh tứ bình đó  chính là bức tranh thiên nhiên mùa thu Việt Bắc nhẹ nhàng, yên ả:

“Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Điểm nhấn nhẹ nhàng  nhưng lại hết sức đẹp đẽ trong bức tranh mùa thu đó nổi bật hơn cả là hình ảnh ánh trăng. Thiên nhiên dường dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy và viên mãn của ánh trăng. Đó phải chăng  là ánh trăng bình thường, mà ánh trăng nơi đây là ánh trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ và hào hùng.

Hình ảnh “ánh trăng” là một hình ảnh đẹp mang đậm nhiều ý nghĩa. Nó là sự kết hợp giữa hiện thực đan xen sự  lãng mạn, và cũng là khát vọng được  hoà bình và  độc lập của nhân dân ta. Ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp dịu dàng và nhẹ nhàng, yên bình của mùa thu nơi  Việt bắc.Nhà thơ  Tố Hữu nhìn trăng thì  nhớ người,lại còn nhớ  cả tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung.


Tố Hữu đã miêu tả thiên nhiên Việt Bắc bằng những nét đặc trưng riêng biệt  của thiên nhiên bốn mùa nơi đây. Thiên nhiên Việt Bắc vốn đã rất đẹp, nhưng nó còn đẹp hơn nữa khi có sự xuất hiện của hình ảnh con người Việt Bắc. Thiên nhiên và con người hoà hợp đan xen với nhau  trong thơ Tố Hữu đã tô điểm thêm nét đẹp cho nhau. Một điểm đặc biệt là hình ảnh con người xuất hiện trong thiên nhiên đều luôn đang trong trạng thái làm việc, thể hiện được đức tính cần cù , chịu thương chịu khó rầm mưa rãi nắng của những người lao động miền núi nói riêng và của nhân dân Việt Nam ta nói chung. Qua khổ thơ trên giúp  ta đã cảm nhận được phần nào con người cũng như thiên nhiên Việt Bắc, thôi thúc trong lòng ta một lần được đến, đắm mình hòa quện vào với thiên nhiên nơi vùng cao của Tổ Quốc.

2.3 9 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x