Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Phân tích Chiều Tối – Tác giả Hồ Chí Minh

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Hôm nay, tintuctuyensinh sẽ gửi đến các bạn một vài đôi lời phân tích bài thơ Chiều Tối được Người viết gửi gắm bao nhiêu tâm sự, hãy cùng chúng tôi cảm nhận qua bài phân tích bên dưới!

1. Đôi nét về tác giả trước khi phân tích chiều tối

Hồ Chí Minh, cái tên để lại cho người ta bao nhiêu cảm xúc, lòng yêu nước, thương dân. Tinh thần sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình dành cho đất nước, dành cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

phân tích chiều tối
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người không những tài năng quân sự bật nhất mà Người còn để lại cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm rất ý nghĩa, bao hàm cảm xúc của mình, của nhân dân, của đất nước, trong đó có tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, tình yêu cách mạng.

Chiều Tối, tác phẩm văn học để lại cho người đọc nhiều ấn tượng, được viết vào năm 1943, cảm hứng xuất phát từ một buổi chiều chuyển lao từ nhà giam Tỉnh Tây sang nhà giam Thiên Bảo.  

Trong một buổi chiều chuyển lao, Bác đã cảm nhận được tâm trạng của núi rừng, của bản thân khi một người đang nhớ về một nơi bình yên, hạnh phúc. Tình cảm ấy được thể hiện một phần nào đó nhờ vào sự vận dụng tài tình thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ độc đáo của Việt Nam.

2. Phân tích chiều tối cụ thể qua từng câu chữ

phân tích chiều tối
Bài Thơ Chiều Tối

Mở đầu bài thơ Bác đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên rộng lớn, vắng lặng khi chiều tà, ở đây bằng vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ tượng trưng tác giả đã dựng nên bức phông lớn làm nền cho cảnh chiều:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Dịch: (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Theo phân tích chiều tối, hai câu thơ nén lại ở 14 âm tiết mà mở ra một khoảng không gian rộng lớn – không gian vũ trụ. Đồng thời lại diễn tả được bước đi của thời gian, “Cánh chim” và “chòm mây” là hai hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong thơ chiều xưa và nay, hình ảnh cánh chim mỏi mệt càng gợi ra cái rộng lớn, trống vắng của không gian, dấu hiệu để nhận biết thời gian. 

Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân, lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không, còn người tù thì cô đơn giữa một buổi chiều nơi đất khách. Hai câu thơ đạt đến mức vi diệu của lối tả cảnh ngụ tình. Ở đó ta bắt gặp một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống. Từ đó ta thấy được một nghị lực phi thường và đó cũng chính là chất thép trong thơ của Bác.

Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ khi phân tích chiều tối là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm. Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”

Dịch (Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng)

Phân tích chiều tối cho thấy, hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, những hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” xuất hiện đã xua đi màn đêm u tối, hoang vắng của vùng sơn cước mà mang đến ánh sáng đầy ấm áp của sự sống, cô gái miệt mài xay ngô và hình như cô không chú ý đến những gì xung quanh mình.

Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. 

Theo phân tích chiều tối, riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Hình ảnh “lò than đã rực hồng” hiện lên trong đêm tối càng làm nổi bật hình ảnh người thiếu nữ. Toàn bộ cảnh thiên nhiên đang chìm trong màu xám nhạt chuyển sang màu tối. Cũng vì thế hình ảnh lò than rực hồng có sức lôi cuốn đặc biệt. 

Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”, có thể nói đó chính là chỗ đẹp nhất của bài thơ. Đó chính là ánh lửa hồng của cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc gia đình, ánh lửa hồng của sự sống, của niềm lạc quan. Chữ “hồng” đặt ở cuối bài thơ soi rõ vẻ đẹp của người thiếu nữ, tỏa ánh sáng và hơi ấm xua đi cái buồn vắng của bức tranh chiều tối nơi rừng núi.

Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh về sự sống của con người, ta còn cảm nhận được bức tranh tâm hồn đẹp đẽ của Bác – người chiến sĩ cách mạng có tình yêu sâu sắc với cuộc đời, có những rung động đầy tinh tế với sự sống.

Với khả năng kết hợp nhuần nhiễm giữa tinh thần hiện đại và nét đẹp cổ điển, cách sử dụng những hình ảnh gợi nhớ, từ ngữ tượng hình giúp phần nào thể hiện ra được cảm xúc bị dồn nén trong tim Bác.  Tình yêu quê hương đất nước là trên hết, cho dù hoàn cảnh của bản thân ra sao nhưng tinh thần là bất khuất.

Bên cạnh đó, cũng có thể thấy được sự vận dụng xuất chúng tài ba của Người đối với những ca từ trong thơ văn. Sự vận dụng tinh tế tạo nên những nét đặc trưng riêng của Người, nét đặc trưng ấy luôn có sự sống, sự vươn lên, hướng đến thành công, tương lai tươi sáng.

Qua phân tích chiều tối, các bạn có cảm nhận như thế nào, kênh tintuctuyensinh chúc các bạn tìm hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Người với những cảm xúc khác nhau!

Xem thêm:

Tuyển sinh 2021: Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký vào ngành Kinh doanh và Quản lý

Cách thực hiện Vectơ trực giao chuẩn không cần chỉnh

Chứng chỉ SAT và ACT là gì? Có tác dụng gì?

Bệnh bạch cầu tăng bạch cầu ái toan gây ra như thế nào? 2 Phương pháp điều trị

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x