Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân hay nhất 2021

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân
Gửi đến các em bài văn mẫu tham khảo với đề bài: Anh/ chị hãy phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân

tác phẩm Làng của Kim Lân
tác phẩm Làng của Kim Lân

BÀI LÀM:

Kim Lân là một trong những nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm của Kim Lân chỉ viết về sinh hoạt của nông dân và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện “Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ 1948.
Truyện tập trung chủ yếu nói về lòng yêu nước của ông Hai, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nó đã hòa hợp giữa làng và đất nước. Tình cảm và ý nghĩa ở đây đã trở thành phổ biến ở mỗi người dân ở Việt Nam ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Qua hình tưởng nhân vật ông Hai, ta sẽ hiểu rõ lòng yêu nước của nhân dân ta trong lúc bây giờ. Làng chợ Dầu có sảy ra chiến sự, ông Hai phải tản cư và đốt làng Thắng, vùng tự do theo chính sách của bác Hồ. “Tản cư là yêu nước”. Nhưng không phải ra khỏi làng chợ Dầu là ông Hai bỏ lại sau lưng tất cả mà ngược lại là lúc nào ông cũng trông ngóng tin tức và theo dõi những biến chuyển của làng chợ Dầu của mình. Đó là nơi ông Hai sinh cơ lập nghiệp, nơi ông Hai sinh ra và lớn lên. Biết bao tình cảm đã gắn bó ông Hai với cảnh vật, với dân làng nơi mảnh đất quê hương ấy. Bỡi lẽ đó mà mỗi khi nói đến làng chợ Dầu ông nói với giọng “say mê và náo nức lạ thường. ông Hai đã yêu làng chợ Dầu bằng một tình yêu thật đặc biệt. Ông Hai yêu tất cả nhũng gì ở làng ông : Những nhà ngói san sát, đường lát toàn viên đá xanh… Cái sinh phần của viên quan Tổng đốc…

Từ sau Cách mạng tháng 8, lòng yêu làng quê đối với ông Hai có những chuyển biến rõ rệt. Trước kia ông hai hãnh diện vì làng ông giàu có, to đẹp. Giờ đây ông hai lại tự hào về những cái khác : phong trào cách mạng của làng sôi nổi, những buổi tập quân sự, những buổi đắp ụ, hô, giao thông hào… luôn cả cái phòng thông tin của làng, cái chòi phát thanh… Trong con mắt ông Hai, cái gì của làng chợ Dầu đều đáng tự hào và hãnh diện. Vì vậy cho nên từ lúc ông phải đi tản cư, ông khổ tâm day dứt không nguôi. Quả thật cuộc đời và số phận của ông hai thật sự gắn bó với những buồn vui của làng. Tự hào và yêu nỗi chôn nhau cắt rốn của ông đã trở thành truyền thống, là tâm lí chung của mọi người dân làng lúc bấy giờ.

Chính cách mạng và cuộc kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước hoà nhập thống nhất với các tình cảm làng quê thành một thứ tình cảm rộng lớn nhất. Đến đây tác giả đã đặt nhân vật vào một tình huống rất gay gắt để bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai tình huống ấy là cái tin của làng chợ Dầu theo giặc : “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”. Nghe tin đột ngột, ông Hai rất sững sờ “cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi và tưởng như đến không thở được”. Ông cảm thấy rất nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quí của mình đã theo giặc, làm Việt giam Bao nhiêu điều tự hào trước kia giờ đây sụp đổ dần và nó trở thành nỗi xấu vô cùng. Từ lúc ấy ông Hai không dám bước chân đi đâu, lúc nào cũng im nớp lo sợ tưởng như người ta và đang bàn tán đến cái chuyện ấy… Và từ nỗi ám ảnh trở thành sự sợ hãi thấu xuyên trong lòng ông Hai với nỗi, tủi hổ trong lòng : Làng và nước trở thành. Hai tình cảm này đã dẫn đến một cuộc xung đột trong nội tâm ở ông Hai. Vì thế có lúc ông nghĩ “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thi phải thù”. Rõ ràng tình yêu đất nước rộng lắm hơn nên bao trùm lên tình yêu làng quê. Mặc dù đã xác định như vậy nhưng ông vẫn không rứt bỏ tình cảm đối với làng chợ Dầu được, nên nỗi day dút ngày càng tăng thêm. Phải thật sự ám hiệu sâu sắc về con người nhất là tâm lí của ngừơi nông dân nên nhà văn Kim Lân mới diễn tả rất đúng tâm trạng nhân vật ông Hai như vậy.

Từ đó vì nỗi khổ tâm này ông Hai chỉ còn biết trút vào đứa con nhỏ ngây thơ: “Nhà ta ở làng chợ Dầu”, “ủng hộ Cụ Hé con nhỉ !” Những lần tâm sự ấy thực chất là lần tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng của mình với cái làng chợ Dầu đồng thời cũng rất khẳng định lòng thủy chung với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng là bác Hồ Lòng yêu nước của ông Hai còn được biểu hiện rõ nét hơn khi nghe tin đính chính : Làng bị giặc tàn phá, không theo Tây. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến đi thay vào đó là niềm vui mừng khôn xiết nên ông nói “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn !”. Đây quả là một niềm vui kì lạ. Niềm vui mừng này thể hiện một cách đau xót và đầy cảm động về tinh thần yêu nước và cách mạng của ông Hai. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai cũng là tình cảm chung của những người nông dân hay đúng hơn là của nhân dân ta lúc bây giờ, thời kháng chiến chống Pháp. Đối với lũ trong lúc này, trước hết và trên hết là Tổ quốc. Vì Tổ quốc họ sẵn sàng hi sinh tất cả dù đó là tính mạng hay tài sản. Tình yêu nước của nhân dân ta là như thế.

Thành công của nhà văn Kim Lân là xây dựng theo cốt truyện tâm lí, tạo tình huống có tính căng thẳng và thử thách nội tâm nhân vật để từ đó bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật. Nơi đặt tác phẩm vào  những thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ta mới thấy giá trị thành công của tác phẩm. Bởi lẻ thông qua nhân vật ông Hai với những ngôn ngữ, cử chỉ, tâm trạng… tiêu biểu là một người nông dân có cá tính riêng như : vui tính, thích trò chuyện nhưng cũng ham nói chữ đó cũng là nét tâm lí chung của quần chúng. Cách trần thuật tự nhiên, linh hoạt khiến cho truyện sinh động và hấp dẫn hơn.

Tóm lại, “Làng” của Kim Lân là một truyện ngắn rất đặc sắc khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến : Tình cảm dành cho quê hương, đất nước. Đây Ịà một tình cảm rất mang tính cộng đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả hết tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật cụ thể là ông Hai. Vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ ràng màu sắc riêng, cá nhân in rõ cá tính của nhân vật. Tình yêu làng quê, yêu nước, yêu kháng chiến của nhân vật chính là ông Hai trong truyện là tình cảm thực sự của nhân dân ta trong thời kháng chiến. Truyện giúp chúng ta hiểu, yêu mến và rất khâm phục biết bao những người nông dân bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước rất thiết tha và cao cả đến thế

Xem thêm bài viết:

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến

Bệnh Bướu cổ lẻ tẻ nguyên nhân như thế nào? Thông tin và cách khắc phục

Bệnh bạch cầu bẩm sinh nguyên nhân như thế nào? Thông tin chung về bệnh

5 1 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x