Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

SỐ PHỨC LÀ GÌ??? CÔNG THỨC SỐ PHỨC SỬ DỤNG RA SAO?

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm số phức và các công thức số phức? tính chất đặc điểm của các công thức tính số phức gì???

Để làm rõ và giải đáp những thắc mắc trên hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ giúp bạn hệ thống lại các kiến thức liên quan đến khái niệm số phức và cách giải quyết các dạng bài tập thường gặp trong các đề thi nói chung. Trên cơ sở đó nghiên cứu giúp các bạn lựa chọn được phương pháp học tập hiệu quả chính xác để đạt thành tích tốt nhất.

1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ SỐ PHỨC

Trong môn toán học mà các bạn đã được học của chương trình trung học phổ thông, phần kiến thức liên quan đến số phức được đánh giá là phần dễ lấy điểm bởi lượng kiến thức tương đối vừa và các công thức nói chung không quá nhiều. Do đó để có thể giải quyết tốt các bạn cần nắm vững được những lý thuyết và các công thức đặc biệt hiểu rõ bản chất của từng công thức như vậy mới có thể nhớ lâu và sử dụng hiệu quả.

Câu hỏi đặt ra khái niệm số phức là gì??? công thức số phức?

Số phức z được định nghĩa là tập hợp các số thỏa mãn công thức z = a + bi, trong đó a, b là các số thực, a là phần thực, b là phần ảo và i được  gọi là đơn vị ảo, sao cho thỏa mãn điều kiện i2 = -1.

Ví dụ: số phức z = 3 + 4i, trong đó phần thực a = 3, phần ảo b = 4.

Trong đó phần thực của số phức z là a và phần ảo của số phức z là b.

 Như vậy phần thực của số phức z không có chứa đơn vị ảo mà chỉ có phần ảo của số phức z mới có đơn vị ảo là i.

Gọi C là tập hợp của các số phức z khi đó ta có R ⊂ C.

Như vậy kết luận số phức là tập hợp tất cả các số hạng thỏa mãn công thức a + bi bao gồm tất cả các số thực R. Đây là một tập hợp rộng và bao quát nhất và với các số thực R mà bạn đã được học là các số phức có phần ảo bằng 0.

Trong hình học  mặt phẳng tọa độ Oxy mỗi số phức được biểu diễn là một điểm xác định hoặc một vectơ có tọa độ (a,b). cho ta hiểu số phức z = a + bi được biểu diễn trên hệ trục tọa độ là vectơ OM(a,b).

Trong đó trục Ox được gọi là trục thực và trục Oy được gọi là trục ảo, mặt phẳng (Oxy) gọi là mặt phẳng phức.

2. CÁC CÔNG THỨC SỐ PHỨC LIÊN QUAN

công thức số phức: Cho hai số phức z = a + bi và z’ = c + di. trong đó a, b, c, d là số thực.

Phép cộng hai số phức: z + z’ = a + c + (b + d)i

Tính chất của phép cộng số phức z:

Tính chất giao hoán: z + z’ = z’ + z, ∀z, z’ ∈ C 

Tính chất kết hợp: (z + z’) + z” = z + (z’ + z”), ∀z’, Z” ∈ C 

z + 0 = 0 + z, ∀z ∈ C

Số phức đối của số phức z là số phức -z = -a – bi

 Phép trừ của hai số phức: z – z’ = z + (- z’) = a – c + (b – d)i

Chú ý phép cộng và phép trừ hai số phức có thể biểu diễn hình học phẳng bằng phép cộng và phép trừ vectơ trong mặt phẳng phức.

Phép nhân của hai số phức : z.z’ = ac – bd + (ad + cb)i

Tính chất của phép nhân:

Tính chất giao hoán của số phức:

z.z’ = z’.z, ∀z, z’

Tính chất kết hợp của số phức:

z’, z” ∈ C khi đó 1.z = z.1 = z, ∀z ∈ C

Như vậy từ định nghĩa các phép tính giới thiệu ở trên ta thấy trong các phép cộng – trừ – nhân các số phức giống với các phép cộng trừ nhân của số thực mà chúng ta đã được học. ngoài việc nhớ công thức.

công thức số phức

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm số phức, công thức số phứctintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp cho các bạn. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích cho các bạn nghiên cứu bổ sung và nâng cao sự hiểu biết cho mình. Trên cơ sở đó lựa chọn được phương pháp học tập hiệu quả nhất để đạt được kết quả mà mình mong muốn.

Xem thêm:

So sánh số thứ tự thường gặp nhất hiện nay

Quy tắc chia hết – Phương pháp & Ví dụ thường gặp

Ký hiệu mở rộng – Cách để mở rộng số dễ hiểu nhất 

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x