Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Trợ từ là gì? Sử dụng trợ từ như thế nào?

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm trợ từ những câu hỏi đặt ra định nghĩa trợ từ là gì, phân loại như thế nào và cách dùng ra làm sao? 

Để giải đáp những thắc mắc trên hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ giúp bạn tổng kết và hệ thống lại các kiến thức liên quan đến khái niệm trợ từ. Qua đó củng cố và nâng cao hiểu biết cho bản thân mình, đồng thời giúp bạn lựa chọn cho mình được phương pháp học tập hiệu quả hoàn thành tốt các bài tập liên quan.

Contents

1, NHẬN THỨC CHUNG TRỢ TỪ LÀ GÌ?

TRỢ TỪ LÀ GÌ?
Trợ từ là gì?

Nhắc đến khái niệm trợ từ là gì chắc hẳn chúng ta sẽ hiểu đơn giản là từ có tác làm nhấn mạnh về 

một hành động sự việc hay một vấn đề nào đó.

Như vậy câu hỏi đặt ra khái niệm trợ từ được định nghĩa như thế nào?

Trợ từ được định nghĩa là những từ thường đi kèm với những từ ngữ khác và đóng vai trò chủ chốt trong câu có tác dụng nhấn mạnh hoặc thể hiện sự đánh giá về một sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: Hôm nay Nam Anh mua những 2 thùng sữa.

Trong ví dụ trên là trợ từ được sử dụng ở đây là từ “những” dùng để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.

2, PHÂN LOẠI TRỢ TỪ

Theo cách dùng khác nhau mà trợ từ được chia làm 2 loại bao gồm:

  • Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Có tác dụng sử dụng để nhấn mạnh một sự vật, sự việc, một vấn đề hay một hành động nào đó. 

Trong các trợ từ dùng để nhấn mạnh thường được sử dụng với các từ như: những, cái, thì, mà, là…

Ví dụ: trợ từ có tác dụng nhấn mạnh: Trong lớp 12A1, Người học giỏi môn Tiếng Anh nhất lớp là bạn Hà Anh.

Trong ví dụ trên trợ từ sử dụng trong câu là từ “là”,  nhấn mạnh rằng trong lớp 12A1 thì bạn Hà Anh là người học giỏi môn Tiếng Anh nhất.

  • Trợ từ dùng để đánh giá về một sự việc, một sự vật:

Và thường được sử dụng cùng với các từ gồm: ”chính, ngay, đích…”

Ví dụ: Chính bạn Minh là người đã giúp đỡ bạn Mai trong giờ học môn Thể dục mà Thầy Nam lên lớp.

Trong câu trên trợ từ được sử dụng đó là từ “ chính” có tác dụng để đánh giá về sự việc đã xảy ra mà bạn Minh là đối tượng đã giúp đỡ bạn Mai trong môn học Thể dục. 

Phân biệt khái niệm trợ từ và thán từ:

Định nghĩa thán từ là những từ thường dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm của người nói, người viết đối với một sự vật sự việc hay một hành động, ngoài ra thán từ còn được sử dụng với với vai trò dùng để gọi đáp. Và thán từ thường được sử dụng với dấu chấm than “ ! ”

Ví dụ: 

Trời ơi! Trông nó thật là dễ thương.

Trong câu trên thán từ được sử dụng đó là Trời ơi, có tác dụng bày tỏ cảm xúc của người nói đối với một sự việc nào đó.

Đặc điểm về vị trí của thán từ trong câu thường nằm độc lập và là câu đặc biệt bổ nghĩa cho câu nằm sau nó. Và nó có thể đứng ở vị trí ở đầu hoặc giữa câu.

Ví dụ: Chao ôi! Nó bay thật là cao

Trong câu trên thán từ được sử dụng là từ “Chao ôi” có tác dụng bày tỏ cảm xúc về một sự việc nào đó và là một câu đặc biệt trong câu.

Ví dụ: Này, bạn có biết gì không, đội của chúng ta đã giải nhất rồi đó.

Trong câu trên thán từ “này” đứng ở vị trí đầu câu.

         Bầu trời hôm nay thật đẹp, Chao ôi, những cánh én bay báo hiệu mùa Xuân đã tới.

Trong câu trên thán từ được sử dụng là từ Chao ôi có vị trí nằm ở giữa câu.

Phân loại các thán từ: 

Thán từ được chia thành 2 loại gồm có: 

Loại 1: Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm và thường được sử dụng cùng với các từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời lạnh quá.

Loại 2: Thán từ dùng để gọi đáp và thường đi cùng với các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, sắp tới giờ vào học rồi.

3, CÁC BÀI TẬP VỀ TRỢ TỪ

Các bài tập ví dụ về trợ từ, thán từ:

Bài tập 1: Hãy xác định các trợ từ và thán từ được sử dụng trong các ví dụ sau:

  1. a) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi  Ông Giáo ạ!
  2. b) Vâng, ông giáo dạy chí phải đối với chúng mình thế là sung sướng nhất.

Đáp án:

Trợ từ được sử dụng trong câu a là “ cả “

Thán từ được sử dụng trong câu a và b là từ “ạ, vâng”

Bài tập 2: Chỉ ra các trợ từ được sử dụng trong các câu sau:

  1. a) Cảnh vật hôm nay thật khác lạ, vì chính tôi đang cảm thấy sự thay đổi : “Hôm nay sang thu rồi”
  2. b) Mấy cậu đi trước mang sách vở nhiều lại kèm cả thùng  hoa nữa.

Đáp án: Các trợ từ trong 2 câu trên là “ chính, nhiều”

Bài tập 3: Chỉ ra các thán từ được sử dụng trong các câu sau:

  1. a) Vâng! Ông giáo dạy chí phải!
  2. b) Dạ! Cháu cũng đã nghĩ như Bác.

Đáp án: Các thán từ được sử dụng trong câu a, b là “Vâng, dạ”

Như vậy qua các ví dụ, khái niệm về trợ từ đã phần nào giúp bạn hiểu và vận dụng tốt vào trong các bài tập thực tế cũng như sử dụng trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin trợ từ là gì mà tintuctuyensinh của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tham khảo về khái niệm trợ từ. Hy vọng đây là nguồn tài liệu bổ ích và hiệu quả giúp cho các bạn bổ sung và nâng cao kiến thức cho mình đồng thời hoàn thành và giải quyết tốt các bài tập liên quan đến khái niệm trợ từ.

Xem thêm:

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x