Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Báo chí là gì? Top 3 trường đào tạo uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Báo chí là phương tiện đại chúng quan trọng đối với cuộc sống xã hội, là cơ quan ngôn luận chính trị của nhà nước. Ngành Báo chí giúp đào tạo các biên tập viên chuyên nghiệp nhằm cung cấp hệ thống thông tin về sự kiện công chúng hàng ngày của xã hội.

Ngành Báo chí là gì?
Ngành Báo chí là gì?

Contents

Ngành Báo chí là gì?

Ngành báo chí (tiếng Anh là Journalism) là ngành học chuyên đào tạo những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức, năng lực nhằm trách nhiệm làm báo trong xã hội. Giúp sinh viên nhận thức trách nhiệm xã hội, luật pháp để có thể làm báo chí tại cơ quan Chính phủ Nhà Nước, tạp chí của Nhà nước.

  • Ngành báo chí được trang bị lĩnh vực cơ bản về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Giúp sinh viên nắm được các cách phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách có hệ thống.
  • Sinh viên học ngành Báo chí được rèn luyện kỹ năng trong ngành: Khả năng tư duy ngôn luận, khả năng thực tế, quản lý các cơ quan báo chí. Biết cách tổ chức làm việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập về nhiệm vụ khai thác thông tin.
  • Ngành Báo chí giáo dục cho sinh viên về tự giác trong nghề nghiệp, có bản lĩnh về chính trị , phẩm chất tốt về đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, và thái độ nghiêm túc, tôn trọng.
  • Học ngành Báo chí giúp sinh viên hiểu được yêu cầu về tính chính xác cao, tính công bằng và trung thực trong báo chí và vận dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí.
  • Bên cạnh đó, ngành Báo chí còn đào tạo cách khả năng tư duy, sáng tạo các tác phẩm báo chí cho sinh viên như: Báo in, báo truyền hình, báo phát thanh… Và cách thẩm định nguồn thông tin nhanh, chính xác nhất.
  • Ngành Báo chí cung cấp kiến thức về quy tắc trong việc thiết kế báo in, website, hay xây dựng nội dung một cách hoàn thiện tại các chương trình phát thanh, truyền hình.

Chương trình đào tạo khi học ngành Báo chí

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Báo chí trong bảng dưới đây.

Module đào tạo: Khối kiến thức GD đại cương
Khoa học Marc–Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Môn học mới: Triết học Marc–Lênin
2 Môn học mới: Kinh tế chính trị Marc – Lênin
3 Môn học mới: Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Môn học mới: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Môn học mới: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa học xã hội và nhân văn
Bắt buộc
6 Môn học mới: Pháp luật đại cương
7 Môn học mới: Chính trị học đại cương
8 Môn học mới: Kinh tế học đại cương
9 Môn học mới: Quan hệ quốc tế đại cương
Tự chọn (Chọn 6 trong 28 tín chỉ dưới đây)
10 Môn học mới: Xã hội học đại cương
11 Môn học mới: Địa chính trị thế giới
12 Môn học mới: Logic hình thức
13 Môn học mới: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
14 Môn học mới: Tiếng Việt thực hành
15 Môn học mới: Nguyên lý quản lý kinh tế
16 Môn học mới: Xây dựng Đảng
17 Môn học mới: Cơ sở văn hóa Việt Nam
18 Môn học mới: Chuyên đề văn học Việt nam và thế giới
19 Môn học mới: Ngôn ngữ học đại cương
20 Môn học mới: Lịch sử văn minh thế giới
21 Môn học mới: Tâm lý học xã hội
22 Môn học mới: Lý luận văn học
23 Môn học mới: Môi trường và phát triển
Toán và khoa học tự nhiên
24 Môn học mới: Tin học ứng dụng
Ngoại ngữ
25 Môn học mới: Tiếng Anh học phần 1
26 Môn học mới: Tiếng Anh học phần 2
27 Môn học mới: Tiếng Anh học phần 3
28 Môn học mới: Tiếng Anh học phần 4
29 Môn học mới: Tiếng Trung học phần 1
30 Môn học mới: Tiếng Trung học phần 2
31 Môn học mới: Tiếng Trung học phần 3
32 Môn học mới: Tiếng Trung học phần 4
Môn học mới: Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng (theo quy định)
Môn học mới: Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
Bắt buộc
33 Môn học mới: Lý thuyết truyền thông
34 Môn học mới: Luật pháp và đạo đức báo chí
Tự chọn (Chọn 6 trong 21 tín chỉ dưới đây)
35 Môn học mới: Lịch sử báo chí
36 Môn học mới: Xã hội học báo chí
37 Môn học mới: Tâm lý học báo chí – truyền thông
38 Môn học mới: Quan hệ công chúng
39 Môn học mới: Truyền thông xã hội và mạng xã hội
40 Môn học mới: Văn hoá truyền thông
41 Môn học mới: Truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại
Kiến thức ngành (bắt buộc)
42 Môn học mới: Cơ sở lý luận báo chí
43 Môn học mới: Ngôn ngữ báo chí
44 Môn học mới: Lao động nhà báo
45 Môn học mới: Công chúng báo chí
46 Môn học mới: Tác phẩm báo in
47 Môn học mới: Tác phẩm báo phát thanh
48 Môn học mới: Tác phẩm báo truyền hình
49 Môn học mới: Tác phẩm báo mạng điện tử
Kiến thức chuyên ngành
Chuyên ngành Báo in
Bắt buộc
50 Môn học mới: Ảnh báo chí
51 Môn học mới: Nhật báo và tuần báo
52 Môn học mới: Tạp chí
53 Môn học mới: Ấn phẩm báo chí chuyên biệt
54 Môn học mới: Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông
Kiến thức bổ trợ
Bắt buộc
55 Môn học mới: Kỹ thuật và công nghệ truyền thông số
Tự chọn (Chọn 6 trong 24 tín chỉ )
56 Môn học mới: Báo chí về chính trị – xã hội
57 Môn học mới: Báo chí về kinh tế và an sinh xã hội
58 Môn học mới: Báo chí về khoa học và giáo dục
59 Môn học mới: Báo chí về an ninh quốc phòng
60 Môn học mới: Báo chí về văn hóa và nghệ thuật
61 Môn học mới: Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
62 Môn học mới: Báo chí về thể thao và giải trí
63 Báo chí về tôn giáo – dân tộc – nhân quyền
Thực tế, thực tập và sản phẩm tốt nghiệp
64 Môn học mới: Thực tế chính trị – xã hội
65 Môn học mới: Thực tập nghiệp vụ (năm ba)
66 Môn học mới: Thực tập tốt nghiệp (năm tư)
67 Môn học mới: Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp/Dự án tốt nghiệp

Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Báo chí

Ngành Báo chí có mã ngành là 7320101, và xét tuyển các tổ hợp các môn sau:

  • A00 Môn học đào tạo: (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 Môn học đào tạo: (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 Môn học đào tạo: (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C03 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
  • C04 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Toán, Địa lí)
  • D01 Môn học đào tạo: (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 Môn học đào tạo: (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D04 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D14 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D78 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • D79 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
  • M14 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán)
  • M15 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)
  • M16 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý)
  • M17 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử)
  • M18 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
  • M19 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
  • M20 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý)
  • M21 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử)
  • M22 Môn học đào tạo: (Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán)

Tham khảo bài viết:

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Top 5 trường đào tạo uy tín chất lượng

Ngành Y tế công cộng là gì? Top 5 trường đào tạo uy tín chất lượng

Điểm chuẩn của ngành Báo chí 

Năm 2018, mức điểm chuẩn ngành Báo chí của các trường đại học sẽ nằm trong khoảng 14 – 24 điểm, tùy thuộc vào tổ hợp môn học xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

Top 3 trường đào tạo ngành Báo chí uy tín chất lượng

Để theo học ngành Báo chí lâu dài, các bạn có thể lựa chọn ngôi trường sau:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đúng như tên gọi, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền là học viện có danh tiếng nhất trong việc đào tạo cử nhân chuyên ngành Báo chí truyền thông. Được lập nên vào năm 1962 đến nay, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã cho ra hàng nghìn sinh viên cử nhân đa tài làm việc, nghiên cứu tại các công ty lớn , tập đoàn có nhiều quy mô, các tổ chức chính phủ trong nước và quốc tế nổi tiếng.

  • Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo nhân tài trong ngành báo chí truyền thông trên cả nước. Tại khoa Xã hội và Nhân văn, sinh viên sẽ được hội tụ tất cả các kiến thức chuyên môn và phẩm giá cần có theo tư cách nhà báo chí trong tương lai.

Cụ thể, trong quá trình học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn sẽ tích lũy được những kiến thức sau:

  1. Kiến thức đại cương cho nền tảng nắm sâu vào chuyên ngành sau này
  2. Kiến thức cơ sở ngành về truyền thông, đạo đức báo chí và luật pháp báo chí
  3. Kiến thức chuyên ngành bắt buộc trong lĩnh vực báo chí truyền thông
  4. Kiến thức bổ trợ cho lĩnh vực báo chí
  5. Kiến thức tích lũy cho các dự án thực tập tốt nghiệp
  • Đại học quốc gia TP.HCM

    Khoa Báo chí và Truyền thông của Đại học quốc gia TP.HCM thu hút hơn hàng ngàn sinh viên theo học mỗi năm bởi được biết nhiều là môi trường đào tạo năng động, sôi nổi khi có nhiều hoạt động giải trí, hoạt động ngoại khóa và các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại nhiều trường quay trên cả nước tạo điều kiện cho các sinh viên thể hiện hết mình với bản thân

    Ngành Báo chí sau khi ra trường làm gì
    Ngành Báo chí sau khi ra trường làm gì

Ngành Báo chí sau khi ra trường làm gì

Sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí có cơ hội lựa chọn làm việc với mức lương khá cao. Sau khi ra trường, các bạn có thể lựa chọn làm nhà báo tại nhiều nơi khác nhau, cụ thể:

  • Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo nổi tiếng như Báo đời sống Pháp luật, Báo nhân dân, Báo An ninh thủ đô,…. Các báo mạng internet phổ biến nhất hiện nay như: Vietnamnet, Vnexpress, Kenh14.vn…
  • Phóng viên thường trú: Tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin quan trọng và sát chủ đề về, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác và đưa về trụ sở làm thông tin.
  • Biên tập viên chuyên mục tại cơ quan báo chí như: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, pháp luật, văn hóa xã hội, kinh tế… chuyên biên tập bài viết cho các phóng viên, cộng tác viên.
  • Biên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc bài off, đọc dẫn, dẫn chươn trình…
  • CTV viết bài: Người viết cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng lên website, blog, Fanpage, hay đăng báo, tạp chí…

Mức lương của ngành Báo chí

Mức lương ngành Báo chí chỉ có duy nhất từ 5 – 10  triệu/tháng, tùy vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ có mức lương khác nhau, cụ thể:

  • Mức lương cơ bản cho những người có kinh nghiệm từ 1- 2 năm từ 7 – 10 triệu/tháng hoặc cao hơn nữa tùy thuộc vào năng lực thể chát mỗi người.

Các tố chất bắt buộc cần có với ngành Báo chí

Vì ngành báo chí đòi hỏi rất nhiều yếu tố quan trọng, nên dưới đây là các tố chất đã liệt kê như sau:

  • Biết cách khả năng viết lách;
  • Đam mê về ngành nghề báo;
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề về nội dung;
  • Nhanh nhẹn Khai thác, tổng hợp thông tin;
  • Có kĩ năng nghiệp vụ báo chí và biết giao tiếp ngoại ngữ;
  • Luôn quan tâm tới thông tin, sự kiện từ trong nước và quốc tế;
  • Biết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải;
  • Nghiêm túc trong công việc;
  • Người biết khám phá và tò mò xung quanh từ trong và ngoài nước;
  • Chăm chút tỉ mỉ trong việc khai thác thông tin;
  • Chủ động mọi mặt về thời gian và sắp xếp hiệu quả.

Và trên đây là thông tin chung của ngành hấp dẫn nhất này, nếu bạn là người yêu thích viết lách và mong muốn đi khắp châu lục để viết báo thông tin thì ngành Báo chí sẽ là lựa chọn tuyệt vời

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x