Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Công tác xã hội là gì? Top 5 trường đào tạo uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Ngành Công tác xã hội trong thời gian trở lại đây, ngành đang được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ đến phụ huynh. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Ngành Công tác xã hội là gì?
Ngành Công tác xã hội là gì?

Contents

Ngành Công tác xã hội là gì?

Ngành Công tác xã hội (TA gọi là Social Work)

  • là ngành học hoạt động chuyên môn giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng hoạt động của xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh cho xã hội.
  • Mục tiêu chung của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và nhân tài làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống của con người, thúc đẩy sự thay đổi của xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ mỗi con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày.

Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội

Đây là danh sách chương trình đào tạo của ngành Công tác xã hội

I Khối kiến thức chung
Môn học đào tạo: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa marc Lenin I
Môn học đào tạo: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa marc Lenin II
Môn học đào tạo: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Môn học đào tạo: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Môn học đào tạo: Tin học CS 2
Môn học đào tạo: Ngoại ngữ CS1
Môn học đào tạo: Tiếng Anh CS1
Môn học đào tạo: Tiếng Nga CS 1
Môn học đào tạo: Tiếng Pháp CS1
Môn học đào tạo: Tiếng Trung CS1
Môn học đào tạo: Ngoại ngữ CS2
Môn học đào tạo: Tiếng Anh CS2
Môn học đào tạo: Tiếng Nga CS2
Môn học đào tạo: Tiếng Pháp CS 2
Môn học đào tạo: Tiếng Trung CS 2
Môn học đào tạo: Ngoại ngữ CS3
Môn học đào tạo: Tiếng Anh CS3
Môn học đào tạo: Tiếng Nga CS3
Môn học đào tạo: Tiếng Pháp CS 3
Môn học đào tạo: Tiếng Trung CS 3
Môn học đào tạo: GDTC
Môn học đào tạo: Giáo dục QP – An ninh
Môn học đào tạo: Kĩ năng bổ trợ
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
II.1 Các học phần bắt buộc
Môn học đào tạo: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Môn học đào tạo: Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Môn học đào tạo: Tâm lí học đại cương
Môn học đào tạo: Logic học đại cương
Môn học đào tạo: Lịch sử văn minh thế giới
Môn học đào tạo: Nhà nước và pháp luật đại cương
Môn học đào tạo: Xã hội học đại cương
II.2 Các học phần tự chọn
Môn học đào tạo: Kinh tế học đại cương
Môn học đào tạo: Môi trường và phát triển
Môn học đào tạo: Thống kê cho khoa học xã hội
Môn học đào tạo: Thực hành văn bản tiếng Việt
Môn học đào tạo: Nhập môn năng lực thông tin
III Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Các học phần bắt buộc
Môn học đào tạo: Công tác xã hội đại cương
Môn học đào tạo: Nhân học đại cương
Môn học đào tạo: Tôn giáo học đại cương
Môn học đào tạo: Tâm lí học xã hội
III.2 Các học phần tự chọn
Môn học đào tạo: Lịch sử Việt Nam đại cương
Môn học đào tạo: Tâm lí học giao tiếp
Môn học đào tạo: Gia đình học
Môn học đào tạo: Dân số học đại cương
Môn học đào tạo: Sử dụng phần mềm xử lí số liệu
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các học phần bắt buộc
Môn học đào tạo: Tâm lí học phát triển
Môn học đào tạo: Hành vi con người và môi trường xã hội
Môn học đào tạo: Phát triển cộng đồng
IV.2 Các học phần tự chọn
Môn học đào tạo: Tâm lí học sức khỏe
Môn học đào tạo: Chính sách xã hội
Môn học đào tạo: Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với ngư­ời nghèo
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các học phần bắt buộc
Môn học đào tạo: Lí thuyết công tác xã hội
Môn học đào tạo: Thực hành nghiên cứu xã hội
Môn học đào tạo: Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với cá nhân
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với nhóm
Môn học đào tạo: Tham vấn trong công tác xã hội
Môn học đào tạo: Thực hành công tác xã hội cá nhân
Môn học đào tạo: Thực hành công tác xã hội nhóm và cộng đồng
Môn học đào tạo: An sinh xã hội
Môn học đào tạo: Quản trị ngành công tác xã hội
Môn học đào tạo: Quản lí ca
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với người khuyết tật
Môn học đào tạo: Chăm sóc sức khỏe tâm thần
V.2 Các học phần tự chọn
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với trẻ em
Môn học đào tạo: Công tác xã hội trong trư­­ờng học
Môn học đào tạo: Công tác xã hội trong bệnh viện
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với người cao tuổi
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với người có hành vi lệch chuẩn
Môn học đào tạo: Đạo đức nghề nghiệp
Môn học đào tạo: Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV
Môn học đào tạo: Công tác xã hội trong lĩnh vực Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình
V.3
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Môn học đào tạo: Kiến tập
Môn học đào tạo: Thực tập tốt nghiệp
Môn học đào tạo: Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Môn học đào tạo: Thiết kế nghiên cứu trong công tác xã hội
Môn học đào tạo:  Thiết kế can thiệp trong công tác xã hội

Các tổ hợp xét tuyển của ngành Công tác xã hội

– Mã ngành xét tuyển: 7760101

– Ngành Công tác xã hội sẽ có tổ hợp xét tuyển như sau:

  • A00: Môn học cần thi: Toán, Lý, Hoá
  • A01: Môn học cần thi: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Môn học cần thi: Văn, Sử, Địa
  • D01: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D78: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D79: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đứ
  • D80: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Môn học cần thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
  • C04: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C03: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C14: Môn học cần thi: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D15: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D41: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
  • D42: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
  • D43: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
  • D44: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
  • D45: Môn học cần thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung

*Xem thêm: Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước là gì? Top 3 trường đào tạo uy tín chất lượng

Điểm chuẩn khi học ngành Công tác xã hội

Điểm chuẩn của ngành Công tác Xã Hội sẽ có dao động từ 14 – 28 điểm

Top 5 trường đào tạo ngành Công tác xã hội uy tín chất lượng
Top 5 trường đào tạo ngành Công tác xã hội uy tín chất lượng

Top 5 trường đào tạo ngành Công tác xã hội uy tín chất lượng

Ngành công tác Xã hội khá là đa dạng và được coi là trọng điểm của xã hội , nhưng sẽ có rất nhiều sinh viên băn khoăn cách lựa chọn trường để học ngành này và vì thế dưới đây là các trường đào tạo uy tín nhất sẽ liệt kê sau đây:

– Khu vực miền Bắc:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn là một trong số các trường đại học thuộc thành viên của Đại học quốc gia Hà Nội. Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có sứ mệnh chung đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực về chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về KHXH và nhân văn, phục vụ cho sự nghiệp về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc – hội nhập quốc tế.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là ngôi trường được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị định số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương ĐCS Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất của 3 trường. Đến nay, trường trở thành trong số đào tạo rất nhiều ngành trong đó ngành báo chí và ngành Công tác xã hội cũng là một trong số đó,….

Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)

Trường Đại học Lao động – Xã hội là một trong những trường đại học công lập được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 2005, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg của Chính phủ, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cơ sở chính của trường được đặt tại số 43, đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

– Khu vực miền Nam:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM là một trong trường đại học công lập nhận được sự quan tâm rất lớn của rất nhiều bạn trẻ, là ước mơ lớn khi còn là học sinh trên ghế nhà trường

Nói đến đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, người ta thường nghĩ đến một ngôi trường với khuôn viên tuyệt vời, giảng viên chất pro phin, sinh viên thì siêu chất hơn nữa. Bên cạnh đó, dù ngôi trường này cũng được biết đến với thực trạng là “mất cân bằng giới tính trầm trọng”, khi các nam sinh “hiếm có khó tìm”. Nhưng Điểm khác biệt khá lớn mà các HCMUSSH luôn tự hào là môi trường đa dạng , đa văn hóa, đa sắc tộc với sinh viên mang nhiều nét đặc trưng trong đất nước trên toàn thế giới. Khi bạn lựa chọn trường này, ngành Công tác xã hội sẽ luôn trong tầm tay bạn.

Trường Đại học Hùng Vương TP. HCM

Thực hiện chủ trương xã hội hóa của giáo dục, trường được đa dạng hóa nhiều loại hình về đào tạo của Đảng và Nhà nước theo Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ tư khóa thứ VII, ngày 14/01/1993, một số trí thức do cố Giáo sư, Thạc sĩ y khoa Ngô Gia Hy đứng đầu làm nên dự định hình thành thành lập một trường ĐH Tư thục tại TP. HCM.

Đại học Mở TP.HCM

ĐH Mở TP.HCM (OU) là một trong những trường đại học thuộc công lập, hoạt động theo cách tự chủ về tài chính. Trường được đào tạo đa hệ như Cao Đẳng, hệ Đại Học, hệ đào tạo từ xa cho đến hệ sau Đại học.

Đây là một trong những trường đại học đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế quan trọng và trọng điểm nhất của TP.HCM, trực tiếp cung cấp hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho cả nước. Đây là trường trực thuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có các cơ sở đào tạo khác tại TP.HCM, tỉnh Bình Dương. Trường còn được xem là nơi đào tạo chất lượng uy tín nhất Việt Nam

Ngành Công tác xã hội ra trường làm gì
Ngành Công tác xã hội ra trường làm gì

Ngành Công tác xã hội ra trường làm gì

Dưới đây là một số công việc vị trí đảm nhiệm như sau:

  • Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể đảm nhiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ cộng đồng
  • Nhân viên công tác xã hội: Làm việc tại cơ quan có liên quan tới việc trợ giúp tới người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách,liên quan đến truyền thống văn hóa, nhằm thay đổi hành vi con người.
  • Cán bộ đào tạo, nghiên cứu các dự án nhằm phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu về nhu cầu trong cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức ;Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ việc đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo các dự án; Lượng giá hoạt động của các dự án.
  • Giảng viên giảng dạy : Làm Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường đa hệ như cao đẳng và đại học…
  • Làm nhà tư vấn/ tham vấn tại công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn về tâm lí.
  • Có thể làm những công việc liên quan đến công tác xã hội để hòa mình vào dòng người đông dân.

Mức lương ngành Công tác xã hội

Những người làm ngành Công tác xã hội sẽ có mức lương là từ 7-8 triệu/tháng và có thể sẽ lên cao hơn nữa

Những tố chất cần có với ngành Công tác xã hội

Một nhân viên hoạt động trong ngành Công tác xã hội cần phải có một xác định cụ thể

  • Phải Trung thực, thật thà;
  • Có lòng bao dung, biết độ lượng;
  • Thành thạo giao tiếp Tiếng Anh;
  • Sử dụng thành thạo trong tin học VP;
  • Yêu thương đồng loại, hiểu sự đồng cảm của người gặp khó khăn;
  • Kĩ năng tạo ra kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy quá trình làm việc theo nhóm;
  • Có sức khỏe ổn định.

Mong rằng là bài viết sẽ hữu ích dành cho các bạn lựa chọn ngành Công tác xã hội này

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x