Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Quản trị nhân lực là gì? Top 13 trường đào tạo uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Ngành Quản trị nhân lực tạo nên các giải pháp nhân lực của công ty, Cụ thể là các kế hoạch hoạt động, tổ chức, phối hợp, kiểm soát mọi công việc liên quan đến việc sử dụng và phát triển cho người lao động trong doanh nghiệp. Hãy cùng điểm qua thông tin của ngành này nhe.

Ngành Quản trị nhân lực là gì?
Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Contents

Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực (tên TA: Human Resource Management)

  • là việc chuyên khai thác, quản lý nguồn nhân lực của tổ chức theo cách hợp lý, hiệu quả. Là yếu tố quan trọng để các công ty, tổ chức quản lý của người lao động  nhằm giúp họ phát huy được tối đa về năng lực của bản thân, có thể trung thành với công ty. Quản trị nhân lực với những chính sách, quyết định quản lý, có ảnh hưởng tới quan hệ doanh nghiệp và quan hệ của công ty Do đó, bộ phận Quản trị nhân lực vừa phải có tầm nhìn chiến lược và luôn gắn bó với hoạt động của một doanh nghiệp.
  • Ngành Quản trị nhân lực là một trong những ngành chuyên đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản từ thực tiễn tới công tác . Bởi con người là nòng cốt, và là nguồn nhân lực quan trọng nhất trong lĩnh vực của công ty. Ngành Quản trị nhân lực còn giúp các sinh viên có thêm kỹ năng về quản lý hành chính, biết cách đánh giá và đào tạo các nhân sự.
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được trang bị các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực KHXH – NV để tiếp thu kiến thức giáo dục các kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp và tổ chức như môn quản trị học, QT chiến lược, QT văn phòng , tài chính, marketing.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực

Sau đây là khung bảng chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực

I Module: KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1 Các môn lý luận chính trị
1
Môn đào tạo:  Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lennin
2 Môn đào tạo:  Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
Môn đào tạo:  Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
I.2 Khoa học xã hội và nhân văn
Kiến thức bắt buộc
1 Môn đào tạo:  Pháp luật đại cương
Ngoại ngữ
1 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 1
2 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 2
3 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 3
4 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 4
5 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 5
6 Môn đào tạo:  Tiếng Anh Thương mại 6
Kiến thức tự chọn (Chọn 1 trong 3 học phần)
1 Môn đào tạo:  Tâm lý học đại cương
2 Môn đào tạo:  Xã hội học
3 Môn đào tạo:  Văn hóa doanh nghiệp
I.3 Khoa học tự nhiên – Toán học – Tin học
Kiến thức bắt buộc
1 Môn đào tạo:  Toán cao cấp 1
2 Môn đào tạo:  Toán cao cấp 2C
3 Môn đào tạo:  Xác suất thống kê
5 Môn đào tạo:  Tin học văn phòng
Kiến thức tự chọn (Chọn 1 trong 2 học phần)
1 Môn đào tạo:  Mô hình toán kinh tế
2 Phương pháp nghiên cứu khoa học
I.4 Giáo dục thể chất
1 Môn đào tạo:  Giáo dục thể chất phần 1
2 Môn đào tạo:  Giáo dục thể chất phần 2
3 Môn đào tạo:  Giáo dục thể chất phần 3
4 Môn đào tạo:  Giáo dục thể chất phần 4
5 Môn đào tạo:  Giáo dục thể chất phần 5
I.5 Giáo dục quốc phòng – an ninh
1 Môn đào tạo:  Công tác quốc phòng, an ninh
2
Môn đào tạo:  Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
3 Môn đào tạo:  Đường lối quân sự của Đảng
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1 Kiến thức cơ sở
II.1.1 Kiến thức cơ sở của khối ngành
Kiến thức bắt buộc
1 Môn đào tạo:  Kinh tế vi mô
2 Môn đào tạo:  Kinh tế vĩ mô
3 Môn đào tạo:  Marketing căn bản
4 Môn đào tạo:  Lý thuyết thống kê
5 Môn đào tạo:  Tâm lý học lao động
6 Môn đào tạo:  Quản trị học
7 Môn đào tạo:  Kinh tế lượng
8 Môn đào tạo:  Hành vi tổ chức
9 Môn đào tạo:  Nguyên lý kế toán
10 Môn đào tạo:  Tài chính tiền tệ
11 Môn đào tạo:  Kinh tế bảo hiểm
12 Môn đào tạo:  Kinh tế nguồn nhân lực
Kiến thức tự chọn (Chọn 1 trong 2 học phần)
1 Môn đào tạo:  Kỹ năng làm việc nhóm
2 Môn đào tạo:  Kỹ năng giao tiếp
II.1.2 Kiến thức cơ sở của ngành
Kiến thức bắt buộc
1 Môn đào tạo:  Pháp luật về lao động
2 Môn đào tạo:  Quản trị nhân lực đại cương
3 Môn đào tạo:  Định mức lao động
4 Môn đào tạo:  Thống kê doanh nghiệp
II.2 Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức bắt buộc
1 Môn đào tạo:  Thiết kế và phân tích công việc
2
Môn đào tạo:  Tin học ứng dụng trong quản trị nhân lực
3
Môn đào tạo:  Thực tập cơ sở ngành (Ngành Quản trị nhân lựcc)
4 Môn đào tạo:  Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
5 Môn đào tạo:  Tuyển dụng nguồn nhân lực
6 Môn đào tạo:  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
7 Môn đào tạo:  Đánh giá thực hiện công việc
8 Môn đào tạo:  Thù lao và phúc lợi
Kiến thức tự chọn (Chọn 1 trong 2 học phần)
1 Môn đào tạo:  Kỹ năng phỏng vấn
2 Môn đào tạo:  Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp
II.3
Thực tập tốt nghiệp và làm đồ án/ khoá luận tốt nghiệp (hoặc học thêm một số học phần chuyên môn thay thế đồ án/ khóa luận tốt nghiệp)
1
Môn đào tạo:  Thực tập tốt nghiệp (ngành Quản trị nhân lực)
2
Môn đào tạo:  Đồ án/ khóa luận tốt nghiệp (ngành Quản trị nhân lực)
Sinh viên không làm đồ án/ khóa luận tốt nghiệp đăng ký học thêm ít nhất 7 tín chỉ trong các học phần sau:
1 Môn đào tạo:  Quan hệ công chúng
2 Môn đào tạo:  Chuyên đề chuyên sâu
3 Môn đào tạo:  Quan hệ lao động
4 Môn đào tạo:  Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế
5 Môn đào tạo:  Kỹ năng lãnh đạo

Xem thêm bài viết tại đây:

Ngành Kinh doanh thương mại là gì? Top 7 trường đào tạo uy tín chất lượng
Ngành Sư phạm Tiếng Anh là gì? Top 10 trường đào tạo uy tín chất lượng

Các tổ hợp khối thi của ngành Quản trị nhân lực

– Mã ngành Quản trị nhận lực: số 7340404

Dưới đây là tổ hợp xét tuyển của ngành Quản trị nhân lực

  • Khối A00 gồm có:  (Toán – Lý – Hóa)
  • Khối A01 gồm có:  (Toán – Lý – Anh)
  • Khối D01 gồm có:  (Toán – Văn – Anh)
  • Khối C00 gồm có:  (Văn – Sử – Địa)

Điểm chuẩn của ngành Quản trị nhân lực

Điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực năm 2018 – 2021 phụ thuộc vào khu vực và mỗi trường đại học. Ví dụ như:

  • Điểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân: 22.85 đ
  • Điểm trường Đại học Mở TP.HCM: 19,50 đ
  • Điểm trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: 18.80 đ
  • Điểm trường Đại học Thành Tây: 13.00 đ
  • Điểm trường Đại học Dân lập Phương Đông: 14.25đ

Top 13 các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực uy tín chất lượng nhất

Top 5 các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực
Top 5 các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực

Dưới đây là tổng hợp các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực

– Khu vực miền Bắc:

Đại học Lao động – Xã hội

Đại Học Lao Động – Xã Hội cũng là nơi để các bạn tân sinh viên xứng đáng lựa chọn ngôi trường siêu “Chất” này. Sinh viên theo học ngành Quản lý nhân lực tại Đại Học Lao Động – Xã Hội sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu thuộc phân ngành của mình: hiểu rõ được các chính sách quản lý, tuyển dụng các nguồn nhân lực, biết xây dựng tầm nhìn chiến lược của mỗi người và những con người trong một tổ chức để từ đó biết được cách khai thác, phân bổ vị trí của mỗi cá nhân vào từng vị trí phù hợp để mọi doanh nghiệp sẽ diễn ra cân bằng và hiệu quả.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường đại học mình muốn kể lần thứ tiếp theo đến các bạn chính là Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – đúng như vậy, đây là ngôi trường đáng tự hào nhất không chỉ tại Hà Nội mà còn vinh dự là một trong những trường đại học có chất lượng giáo dục tuyệt vời nhất hàng đầu tại Việt Nam. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân còn là nơi chuyên về đào tạo khối ngành Kinh tế và nhắc đến ngành Quản trị nhân lực cũng không phải ngoại lệ.

Đại học Thương mại

Nhắc đến ngành Quản trị nhân lực mà không nhắc đến Đại học Thương Mại sẽ là một điều thiếu sót lớn trong danh sách bài viết. Hơn 60 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, Đại học Thương Mại đã không ngừng đổi mới để cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được đủ nhu cầu nhân lực khắt khe của thị trường lao động hiện nay.

– Khu vực miền Nam:

Đại học Kinh tế TP.HCM

Tọa lạc tại Sài Gòn thì Đại Học Kinh tế TPHCM là cái tên nổi tiếng hơn cả. Đây là cơ sở giáo dục có hệ thống chất lượng được xem là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các sinh viên khi tốt nghiệp thì có công việc làm ổn định với mức lương tại công ty, tập đoàn có tiếng trong và ngoài khu vực Hồ Chí Minh. Sinh viên theo học ngành Quản trị nhân lực tại Đại Học Kinh tế TPHCM sẽ được truyền đạt lại những hành trang vững vàng về lĩnh vực – chuyên ngành Quản trị nhân lực.

Đại học Mở TP.HCM

Đại Học Mở TP. HCM cũng là một trong những cơ sở trọng điểm để các bạn có thể tham khảo nếu vẫn đang phân vân trong việc lựa chọn trường. Sinh viên ngành Quản trị nhân lực tại Đại Học Mở TPHCM sẽ có cơ hội được cọ xát, tiếp xúc với các dự án mang tính thực tiễn chứ không đơn thuần chỉ là các bài giảng lý thuyết khô khan. Cùng với đó là sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết của đội ngũ giảng viên nhiệt huyết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát huy tối đa năng lực bản thân.

Và đây là một số trường đào tạo khác nữa:

  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Lao động Xã hội (Cơ Sở Hà Nội)
  • Đại học Nội vụ Hà Nội

Video tham khảo

Ngành Quản trị nhân lực sau khi ra trường làm gì?

Ngành Quản trị nhân lực sau khi ra trường làm gì?
Ngành Quản trị nhân lực sau khi ra trường làm gì?

Với những kỹ năng trau dồi kiến thức, ngành Quản trị nhân lực giờ đây trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, vì vậy để nắm bắt được lĩnh vực trong ngành thì dưới đây là một số vị trí lĩnh vực của ngành Quản trị nhân lực:

  • Hành chính nhân sự : Làm vị trí nhân viên VPNS, lễ tân công ty doanh nghiệp với công việc nhẹ nhàng nhưng thu nhập ổn định.
  • Chuyên viên quản lý đào tạo: Nếu bạn có kinh nghiệm bạn sẽ được làm giảng viên nội bộ tại trường học , hay chức vụ đào tạo.
  • Chuyên viên tuyển dụng: Gồm có các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, tư vấn, tuyển sinh tư vấn.
  • Chuyên viên chính sách đãi ngộ: Chịu trách nhiệm quản lý về nhiều chinh sách đãi ngộ, lương dành cho toàn thể nhân viên.
  • Hoạch định nhân sự – đào tạo nhân sự: Lên kế hoạch làm hoạch định nhân sự và đào tạo nhân sự mới cũng như cách phân bổ hợp cho nhân viên
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ: Tiếp nhận về khâu truyền thông với hình ảnh của công ty doanh nghiệp bằng sáng tạo các ý tưởng, kế hoạch sáng tạo. Đồng thời, xử lý được mối quan hệ một cách hợp lý, thực tế.
  • Quản lý đào tạo : Làm quản lý đào tạo cho mỗi công ty chuyên về đào tạo nhân sự, và cách tư vấn nhân sự. Đào tạo nhân viên mới giúp họ định hướng đúng thế mạnh của nhân sự

Mức lương ngành Quản trị nhân lực

Dưới đây là 4 cấp mức lương của ngành:

  • Sinh viên ngành Quản trị nhân lực còn là tập sự có thể nhận mức lương ban đầu từ 6 -8 tr/tháng.
  • Với vị trí từ 3 – 5 năm thì sẽ được trả đến 1000 USD/tháng.
  • Các vị trí giám sát nhân sự có thể bắt đầu từ 2.500 tới 3.000 USD/tháng.
  • Thậm chí với những người làm tại công ty lớn thì mức lương sẽ trên 3000 USD/tháng

Học ngành Quản trị nhân lực cần những tố chất quan trọng nào?

Ngành Quản trị nhân lực cần có những tố chất bắt buộc bao gồm:

  • Có tầm nhìn chiến lược:Để làm quản trị nhân lực, bạn cần phải hiểu bao quát về mọi mặt của tầm nhìn, mọi lĩnh vực trong công ty. Không ngừng tìm tòi, cải tiến những cái mới để công việc trở nên hiệu quả hơn
  • Đánh giá và định hướng được năng lực cũng như khả năng của nhân viên, để phát huy được điểm mạnh.
  • Tận tâm với công việc: Phải cống hiến hết mình, có sự trân trọng với công việc của mình.
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu: Biết đặt mình vào vị trí của nhân viên , nhân sự , người lao động, từ đó tạo nên một nơi hùng mạnh nhất
0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x