Mở bài kết bài tác phẩm Vợ Chồng A Phủ đỗ điểm cao 2021
29 Tháng Một, 2021Mở bài kết bài Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh (mở bài kết bài Vợ Chồng A...
Bất kì truyện ngắn nào cho dù bạn tiếp cận tác phẩm theo các tuyến nhân vật hay theo cốt truyện đi nữa thì việc tóm tắt tác phẩm vẫn là điều hết sức quan trọng nhất để có thể học tốt và dễ dàng cho việc làm các dạng đề bài sau này. Thế nên hãy KhoaYDược Hà Nội đến với Tóm tắt Vợ Chồng A Phủ ngắn gọn nhất
Contents
Ngày xưa khi bố Mị lấy mẹ Mị, vì nghèo quá nên phải đến vay tiền cưới nhà thống lí, chính là bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ của Mị không may đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn đó. Năm đó ở Hồng Ngài tết đã đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ để cúng trình ma. Mị trở thành nàng dâu gạt nợ. Cuộc sống khổ hơn con trâu con ngựa cả ngày lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị nhiều lần toan ăn lá ngón tự tử. Nhưng vì thương cha già, Mị không đành chết. Ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến nhanh chóng. Mị cảm thấy lòng phơi phới. Cô lấy rượu uống ực từng bát, khi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử về đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
A Phủ vì phạm tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho nhà Pá Tra. Một hôm rừng động, A Phủ để hổ vồ mất một con bò. Thống lý Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy đêm dài trôi qua, A Phủ không chết vì đau cũng chết vì đói, rét bỗng nhiên thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người cùng nhau trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp được cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.
– Mị là một cô gái Mèo xinh trẻ đẹp, tài hoa, giỏi giang, yêu đời, thích tự do. Chỉ vì bố mẹ Mị vay nợ nhà thống lí Pá Tra để cưới nhau không trả được nên đã đẩy Mị vào cảnh bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho gia đình này. Làm vợ A Sử cuộc sống Mị trở thành kiếp nô lệ khổ nhục, chỉ muốn chết, nhưng vì thương bố đã già và sợ thần quyền nên Mị đành sống cam chịu .
– A Phủ là một thanh niên nghèo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi và rất dũng cảm, nhiều cô gái mê, nhưng vì nhà nghèo nên không thể cưới được vợ. Khi đi hội xuân, A Phủ đã đánh A Sử nên bị thống lý Pá Tra bắt về phải chịu hình phạt đánh đập và phạt vạ 100 đồng bạc trắng. Vì không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành nô lệ cu li cho nhà thống lí để trừ nợ. Do sơ ý để cọp vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cọc đánh đạp bỏ đói chờ chết, Mị liều mình cắt dây trói cứu A Phủ. Cả hai cùng trốn khỏi làng Hồng Ngài.
– Đến được Phiềng Sa, họ đã trở thành vợ chồng, nỗ lực cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Khi quân Pháp tràn tới, dân Phiềng Sa trở nên hoang mang lo sợ. A Châu là cán bộ Đảng đã tìm đến, A Phủ đã kết nghĩa anh em với A Châu. Rồi chính A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương đất nước.
Trong dòng văn học hiện đại của Việt Nam, Nhà văn Tô Hoài được đánh giá là một cây đại thụ. Ông đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 1996. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã nên nhận xét : “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bậc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hàng ngày”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”.
Mở bài kết bài Việt Bắc chinh phục giám khảo ngay câu đầu tiên |
Mở bài Tràng Giang hay nhất |
Mở bài kết bài Vợ Nhặt hay nhất |
Mở bài kết bài Từ Ấy hay nhất |
Mở bài kết bài Người lái đò sông Đà ấn tượng |
Quả thật, Tô Hoài đã miệt mài sáng tác 70 năm nay và đã cho ra đời thành công 160 đầu sách. Ông đã thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học. Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ và chính xác hơn những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng với những tác phẩm như truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê người, Quê nhà, Đêm mưa, Xóm giếng, tiểu thuyết Nhớ Mai Châu, Kẻ cướp bến Bỏi, hồi kí Cát bụi chân ai, Tự truyện, tập truyện ngắn Tây Bắc. Không chỉ thành công ở truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, ở thể loại truyện ngắn ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã tạo được cho mình một phong cách riêng biệt. Truyện ngắn của ông hấp dẫn được người đọc ở mọi lứa tuổi với lời kể chuyện hóm hỉnh, tài quan sát và miêu tả,cùng phong cách thể hiện nhân vật sinh động. Chuyện về một làng quê làm có nghề dệt cửi với biết bao lo toan, xuôi ngược mà cuộc sống vẫn vất vả bộn bề đã để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Cho tới ngày nay, truyện ngắn vẫn là một thể loại chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Nó có sức phát triển một cách bền bỉ qua năm tháng. Vì cuộc sống công nghiệp vô cùng bận rộn, gấp gáp, nhiều người yêu văn đã tìm đến đọc truyện ngắn. Họ vẫn thấy ở truyện ngắn những bài học của cuộc sống, những tâm tình về số phận của con người, cả định hướng về tương lai. Các nhà văn tâm huyết với nghề cũng đang lao động không ngừng nghỉ để tìm ra hướng phát triển mới của truyện ngắn.