Thông tin tuyển sinh trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh 2021
23 Tháng Mười Hai, 2021Trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh là một trong những trường đào tạo các thế hệ giáo viên...
công nghệ may là gì
Ngành công nghệ may hiện nay đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn nhân công trong cả nước (số liệu khoảng 3 triệu nhân công, khoảng 11% tỷ trọng nhân lực của cả nước). Đặc thù ngành nghề yêu cầu nhân công cần có tay nghề cao, vững kiến thức để điều khiển máy móc và tăng năng suất lao động. Thông qua bài viết này, tintuctuyensinh muốn gửi đến các bạn một số kiến thức, thông tin về chuyên ngành công nghệ may cho những bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này.
Contents
Công nghệ may là chuyên ngành mà học sinh, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về kỹ thuật trong việc cắt – may, giới thiệu về các khuôn mẫu của sản phẩm, ghim, cài, và các máy móc thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực cắt may… đáp ứng được những nhu cầu về trang phục và thời trang của khách hàng. Với các sản phẩm đa dạng, các mẫu mốt thời trang thay đổi liên tục theo từng mùa, từng tháng, vai trò của ngành là đảm bảo tính mỹ quan của sản phẩm, sản lượng trong sản xuất và khả năng cạnh tranh khi các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Các môn học liên quan đến chuyên ngành công nghệ may
– Ngành công nghiệp may mặc có số mã ngành là 7540204
– Ngành Công nghệ dệt may có xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Các năm gần đây, điểm chuẩn xét vào ngành công nghiệp dệt may dao động từ 15 điểm đến 23 điểm tùy vào từng trường. Thông thường, các trường sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành công nghệ may có thể đảm nhiệm các vị trí công tác như: Nhân viên KT làm mẫu, vẽ sơ đồ / biểu đồ, soạn thảo HS KT, ước lượng các định mức cho việc sử dụng nguyên phụ liệu, thực hiện làm bảng màu riêng cho từng nguyên phụ liệu, làm bảng thiết kế cho chuỗi dây chuyền may mặc, may mẫu theo yêu cầu, rải chuyền, cân dây chuyền, TK mặt bằng xưởng may trong công nghiệp, cải tiến vận hành máy móc, cải tiến thiết bị công nghệ, thiết kế, bảo dưỡng máy móc; Đóng vai trò trưởng chuyền, trưởng ca, nhân viên LEAN, QC tại các doanh nghiệp dệt may, quản đốc phân xưởng, QL kỹ thuật, QL chất lượng.
Bên cạnh đó, người dự thi sau khi ra trường cũng có thể làm việc tại
Nhu cầu may mặc không bao giờ tụt giảm, đặc biệt trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy, lựa chọn chuyên ngành công nghệ may mặc luôn là hướng đi đúng đắn của các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn nữ.