Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Hướng dẫn viết hồ sơ lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT chuẩn nhất 2021

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Nhập học 2021: Hướng dẫn viết hồlý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT

Sau khi biết điểm chuẩn, các thí sinh trúng tuyển vào trường ĐH và học viện sẽ phải viết lý lịch học sinh – sinh viên (sử dụng theo mẫu của Bộ GD&ĐT) để hoàn thiện hồ sơ nhập học nộp cho các trường. 

Contents

Lý lịch học sinh – sinh viên mua ở đâu? Để làm việc gì?

Hồ sơ học sinh – sinh viên (theo mẫu của Bộ GD&ĐT) các bạn học sinh có thể mua tại hiệu sách, văn phòng phẩm trên toàn quốc với giá rất rẻ (tầm vài nghìn đồng). Bên trong một bộ hồ sơ sẽ có Mẫu lý lịch học sinh – sinh viên để các bạn điền thông tin. Sau khi kê khai đầy đủ,các thông tin bạn dán ảnh 4×6, đóng dấu giáp lai ảnh của bạn và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi các bạn cư trú thì bản lý lịch mới có hiệu lực).

Đa phần các trường ĐH  và học viện đều yêu cầu thí sinh đến trực tiếp tại trường để làm thủ tục nhập học ĐH sau khi trúng tuyển từ ngày 18/08-28/8. Trong khoảng thời gian này, các thí sinh mang theo hồ sơ nhập học bao gồm nhiều giấy tờ cần thiết và chi phí tiền đóng các khoản phí để nộp cho trường.

8 Điều Cần Biết Khi Học Ngành Du Lịch – Reviews Chi Tiết
8+ Điều chi tiết nhất và cần biết khi học Ngành Hệ thống thông tin
Học bảng công thức lượng giác chưa bao giờ rễ như thế không học hơi phí
7+ Điều cần biết khi quan tâm đến Ngành Kinh tế
GIẢI MÃ: KHỐI C GỒM NHỮNG NGÀNH NÀO?
THÔNG TIN QUAN TRỌNG CẦN BIẾT VỀ CÁC KHU VỰC TUYỂN SINH

Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên chi tiết 

BÌA NGOÀI: Ở trang bìa ngoài, thí sinh chú ý viết phần HỌ TÊN IN HOA CÓ DẤU.

 

TRANG 2

– Thí sinh dán ảnh: 4×6 (ảnh chụp không quá 3 tháng) vào góc bên trái, và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

 Họ và tên: Viết in hoa có dấu (chú ý)

– Ngày tháng và năm sinh: Chỉ điền 2 chữ số cuối ngày tháng năm sinh vào 6 ô trống bên cạnh.

– Dân tộc: Nếu thí sinh là dân tộc Kinh thì điền 1 vào ô trống, dân tộc khác thì điền 0 như chỉ dẫn ở hồ sơ

– Tôn giáo: Bạn Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không, không được để trống phần đó

– Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân viên chức ghi số 1, nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.

– Đối tượng dự thi: Tức là các đối tượng ưu tiên, ghi giống trong giấy báo dự thi thuộc là đối tượng nào thì điền đối tượng đó, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì các bạn để trống.

– Ký hiệu trường: Viết mã trường mà mình chuẩn bị vào nhập học vào 3 ô trống bên cạnh. Ví dụ bạn nhập học trường Học viện Báo chí và tuyên truyền thi  các bạn điền mã trường TGC

– Số báo danh: Là số báo danh của bạn dự thi trong kỳ thi THPT quốc gia vừa xong

– Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN của bạn: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của bạn. Trong đó, bạn phải ghi rõ xếp loại học tập gì và xếp loại hạnh kiểm của mình như thế nào. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn có thể bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD – ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp.

– Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình đã có

 Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa thì các bạn để trống

 Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin mà bạn được khen thưởng của mình, nếu không có ghi không

– Giới tính: Nếu nam thì điền 0, nữ điền 1 như hướng dẫn

– Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ như ở trong sổ hộ khẩu gia đình của mình. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) chú ý nhé.

– Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Bạn thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống như giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3

– Ngành học: Ngành mà bạn đã chọn vào trường, trong đó bạn cần phải viết rõ tên ngành ra và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh  nhé.

– Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển vào trường và điểm thi của từng môn nhớ nhé

 Điểm thưởng: Nếu có điểm thưởng thì điền không có thì các bạn bỏ qua bỏ qua.

– Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do của bạn, không thi bỏ qua

– Năm tốt nghiệp: Tốt nghiệp năm nào ghi năm đó, ghi 2 số cuối của năm. Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2021 thì điền 20.

– Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của mình (chú ý nhé).

– Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian bạn học tiểu học, trung học cơ sở, THPT ra nhé.

 

TRANG 3

  1. Cha:Các Thí sinh ghi rõ họ và tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú
  2. Mẹ:Các Thí sinh ghi rõ họ và tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú

– Các Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có bỏ qua.

  1. Vợ hoặc chồng:Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua nhé.

TRANG 4

  1. Họ và tên anh chị em ruột:Ghi rõ thông tin họ và tên của anh trai, chị gái, em trai, em gái (nếu có) đang làm việc gì và ở đâu.

– Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ ký của phụ huynh bố hoặc mẹ để xác nhận(chú ý)

– Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải

– Sau khi điền đầy đủ các thông tin,các thí sinh cần đến chính quyền địa phương xã, phường đang cư trú để xác nhận thông tin bằng cách ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu.

CÁC BẠN THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI ÔN THI THPT TẠI ĐÂY >>> CLICK VÀO ĐÂY

5 1 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x