Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì? Top 5 trường uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Ngành Nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh với nhu cầu nhân lực lớn hiện nay. Vì điều đó mà sinh viên đang mong muốn được theo đuổi ngành này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin về ngành Nuôi trồng thủy sản nhe 

Khái quát về Ngành Nuôi trồng thủy sản
Khái quát về Ngành Nuôi trồng thủy sản

Contents

Khái quát về Ngành Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh là Aquaculture)

  • tập trung cho hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm áp dụng các máy móc hiện đại, an toàn vào quy trình nuôi nhằm cải thiện năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật giúp kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất phát từ thuật ngữ Aqua (nước) + Culture (nuôi). Đây là một lĩnh vực rất rộng và còn là nghề rất phổ biến ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ có một lượng học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi thủy sản hoặc tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo nên các sản phẩm mới phục vụ thị trường từ trong và ngoài nước ; tư vấn kỹ thuật về kế hoạch định hướng phát triển thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ mọi kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng đủ công việc sau tốt nghiệp.

2. Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Dưới đây là bảng đào tạo của ngành Nuôi trồng thủy sản.

Module môn: Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1
Môn học mới: Giáo dục quốc phòng – An ninh 1 (*)
2
Môn học mới: Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 (*)
3
Môn học mới: Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 (*)
4
Môn học mới: Giáo dục thể chất (1+2) (*)
5 Môn học mới: Bơi lội (*)
6
Môn học mới: Anh văn căn bản 1 (*)
7
Môn học mới: Anh văn căn bản 2 (*)
8
Môn học mới: Anh văn căn bản 3 (*)
9
Môn học mới: Anh văn tăng cường 1 (*)
10
Môn học mới: Anh văn tăng cường 2 (*)
11
Môn học mới: Anh văn tăng cường 3 (*)
12
Môn học mới: Pháp văn căn bản 1 (*)
13
Môn học mới: Pháp văn căn bản 2 (*)
14
Môn học mới: Pháp văn căn bản 3 (*)
15
Môn học mới: Pháp văn tăng cường 1 (*)
16
Môn học mới: Pháp văn tăng cường 2 (*)
17
Môn học mới: Pháp văn tăng cường 3 (*)
18
Môn học mới: Tin học căn bản (*)
19
Môn học mới: TT. Tin học căn bản (*)
20
Môn học mới: Những nguyên lý CB của CN Mac-Lenin 1
21
Môn học mới: Những nguyên lý CB của CN Mac-Lenin 2
22
Môn học mới: Tư tưởng Hồ Chí Minh
23
Môn học mới: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24
Môn học mới: Pháp luật đại cương
25
Môn học mới: Logic học đại cương
26
Môn học mới: Cơ sở văn hóa Việt Nam
27
Môn học mới: Tiếng Việt thực hành
28
Môn học mới: Văn bản và lưu trữ học đại cương
29
Môn học mới: Xã hội học đại cương
30 Môn học mới: Kỹ năng mềm
31
Môn học mới: Xác suất thống kê
32
Môn học mới: Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
33
Môn học mới: TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
34
Môn học mới: Sinh học đại cương
35
Môn học mới: TT. Sinh học đại cương
Khối kiến thức cơ sở ngành
36 Môn học mới: Sinh hóa – TS
37
Môn học mới: Ngư nghiệp đại cương
38
Môn học mới: Hóa phân tích ứng dụng – TS
39
Môn học mới: Hình thái và phân loại tôm, cá
40
Môn học mới: Thực vật thủy sinh
41
Môn học mới: Động vật thủy sinh
42
Môn học mới: Sinh thái thủy sinh vật
43
Môn học mới: Vi sinh thủy sản đại cương A
44
Môn học mới: Sinh lý động vật thủy sản A
45
Môn học mới: Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản A
46
Môn học mới: Phương pháp thí nghiệm và viết báo cáo – TS
47
Môn học mới: TTGT cơ sở nuôi trồng thủy sản
48
Môn học mới: Phương pháp nghiên cứu sinh học cá
49
Môn học mới: Miễn dịch học thủy sản đại cương
50
Môn học mới: Mô – Phôi động vật thủy sản
51
Môn học mới: Anh văn chuyên môn thủy sản
52
Môn học mới: Pháp văn chuyên môn KH&CN
53
Môn học mới: Kinh tế tài nguyên thủy sản
Khối kiến thức Chuyên ngành
54
Môn học mới: Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
55
Môn học mới: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
56
Môn học mới: Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt
57
Môn học mới: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
58
Môn học mới: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
59
Môn học mới: Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm
60
Môn học mới: Quản lý dịch bệnh thủy sản
61
Môn học mới: Di truyền và chọn giống thủy sản
62
Môn học mới: Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản
63
Môn học mới: Thực tập giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt
64
Môn học mới: Thực tập giáo trình kỹ thuật nuôi hải sản
65
Môn học mới: Thực tập thực tế – NTTS
66 Môn học mới: Kinh tế thủy sản
67
Môn học mới: Công trình và thiết bị thủy sản
68
Môn học mới: Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
69
Môn học mới: Quy hoạch phát triển thủy sản
70
Môn học mới: Vi sinh vật hữu ích
71
Môn học mới: Kỹ thuật khai thác nuôi trồng thủy sản B
72
Môn học mới: Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
73
Môn học mới: Kỹ thuật trồng rong biển
74
Môn học mới: Thương hiệu sản phẩm thủy sản
75
Môn học mới: Maketing thủy sản
76
Môn học mới: Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
77
Môn học mới: Vi sinh vật hữu ích
78
Môn học mới: Kỹ thuật khai thác nuôi thủy sản B
79
Môn học mới: Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
80
Môn học mới: Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
81
Môn học mới: Quan trắc và cảnh báo môi trường
82
Môn học mới: Phân tích hoạt động kinh doanh
83
Môn học mới: Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư
84
Môn học mới: Luận văn tốt nghiệp – NTTS
85
Môn học mới: Tiểu luận tốt nghiệp – NTTS
86
Môn học mới: Tổng hợp kiến thức cơ sở – NTTS
87
Môn học mới: Tổng hợp kiến thức kỹ thuật – NTTS
88
Môn học mới: Chuyên đề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản
89
Môn học mới: Chuyên đề kỹ thuật nuôi thủy sản
90
Môn học mới: Chuyên đề kỹ thuật sản xuất giống thủy sản

Danh sách tổ hợp xét tuyển vào ngành Nuôi trồng thủy sản

– Mã số ngành thi: 7620301

– Ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ có tổ hợp xét tuyển môn sau:

  • A00: Môn thi xét tuyển:  Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Môn thi xét tuyển:  Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Môn thi xét tuyển:  Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • B00: Môn thi xét tuyển:  Toán – Hóa – Sinh học
  • D07: Môn thi xét tuyển:  Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Môn thi xét tuyển:  Toán – Sinh học – Tiếng Anh
  • D90: Môn thi xét tuyển:  Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

*Xem thêm: Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? Top 4 trường đào tạo uy tín chất lượng

Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản

Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2018 – 2021 của các trường đại học sẽ có như sau:

  • Phương thức xét kết quả thi của THPT Quốc gia: tối thiểu 14 – 17 điểm.
  • Phương thức xét học bạ của THPT: tối thiểu 18- 20 điểm.
Top 5 trường đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản
Top 5 trường đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Top 5 trường đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản chất lượng uy tín

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cái tên đầu tiên trong danh sách những đại học có ngành nuôi trồng thủy sản uy tín nhất là Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được rèn nghề, thực hành thực tập ở những công ty lớn có chất lượng đa dạng và uy tín.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm, được tham gia các hoạt động thể dục thể thao,văn hóa văn nghệ và tình nguyện vì cộng đồng. Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội tham gia kinh nghiệm, học tập tại nước ngoài đa dạng Thái Lan, Israel, Trung Quốc…

– Khu vực miền Trung:

Trường đại học Vinh

Trường Đại học Vinh là một trong số liệt kê vào danh sách những đại học có ngành nuôi trồng thủy sản tốt nhất miền trung Việt Nam. Sau khi học ở đây, bạn sẽ có kiến thức, kỹ năng về vận dụng thực tế bao gồm các chế biến, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn thủy sản.

Bên cạnh đó, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên môn về các hệ thống nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống, công nghệ SX thức ăn và nuôi trồng thủy sản; có kiến thức về phòng bệnh, quản lý môi trường nuôi trồng và quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản; có kiến thức về kế hoạch thực tế trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; bảo vệ môi trường và thu lợi thủy sản.

– Khu vực miền Nam:

Đại học Cần Thơ

Một trong những trường đại học có ngành nuôi trồng thủy sản tốt nhất là Đại học Cần Thơ. Tại đây trường được kỹ sư Nuôi trồng thủy sản (NTTS) có kiến thức chuyên môn, có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng nghiệp vụ nắm chắc, đảm nhận công tác kỹ thuật cũng như quản lý tại các CSNC, sản xuất, đào tạo về lĩnh vực thủy sản.

Đại học TPHCM

Đứng tiếp theo trong bảng xếp hạng những đại học có ngành nuôi trồng thủy sản tốt nhất là Đại học Nha trang. Qua hơn 60 năm xây dựng phát triển, trường đã đào tạo cho cả nước nhiều kỹ sư NTTS, thạc sĩ và tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ sẽ có trình độ từ đại học và sau đại học được đào tạo tại Viện NTTS đang đáp ứng nhu cầu nguồn lực cho sự phát triển trong nền kinh tế thủy sản.

Hiện nay đã có nhiều sinh viên đạt được những giải thưởng cao về nghiên cứu khoa học cũng như đảm nhận những công việc trách nhiệm quản lý trong ngành Thủy sản. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường Đại học Nha Trang còn là trung tâm đầu tiên đào tạo các cán bộ khoa học có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ trong viện nghiên cứu và các trường Đại học trong nước.

Đại học Nông lâm TP.HCM

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo ngôi trường khác tại đây:

Đại học An Giang

Đại học Đồng Tháp

Đại học Bạc Liêu

Đại học Trà Vinh

Đại học Tây Đô

Ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường làm gì?
Ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường làm gì?

Ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường làm gì?

Sinh viên sẽ được lựa chọn vị trí theo cụ thể như sau:

  • Đảm nhận quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật nghiên cứu
  • Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan..
  • Vị trí Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân
  • Vị trí Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu NTTS, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…
  • Tổ chức xã hội và tổ chức chính phủ,…
  • Các cơ sở chuyên về đào tạo.

Mức lương với ngành Nuôi trồng thủy sản

Mức lương của ngành Nuôi trồng thủy sản chỉ dao động trong khoảng 8 –  20 triệu.

Những tố chất bắt buộc với ngành Nuôi trồng thủy sản

Sinh viên cần nắm bắt một số tố chất quan trọng khi lựa chọn ngành Nuôi trồng thủy sản dưới đây:

  • Am hiểu về vật nuôi thủy sản;
  • Yêu thích thiên nhiên xanh;
  • Có sự đam mê về phân tích chất lượng thực phẩm;
  • Tư duy logic nhạy bén và mở mang tầm vóc
  • Biết cách phân tích, nghiên cứu những chất lượng nuôi trồng thủy sản

Và đó là thông tin của ngành Nuôi trồng thủy sản, hy vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích cho các bạn khi lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x