Pk là gì? Ý nghĩa của nó trong chơi game
22 Tháng Mười Hai, 2020Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến PK, những câu hỏi đặt ra khái niệm PK...
Môn Văn có lẽ là môn bất biến và khó có để lường trước được việc ra đề nào, vậy nên chúng ta sẽ cùng liệt kê ra những tác phẩm nổi trội và lọt vào mắt xanh của những người ra đề nhé!
Dưới đây là Các tác phẩm thi Đại Học môn Văn dễ trúng nhất trong đề thi môn Văn THPT Quốc Gia.
Contents
“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được xem là tác phẩm “trọng tâm” với tần suất dày đặc trong đề thi Ngữ văn như:
Có mặt trong đề thi Văn khối C vào năm 2005.
Được đưa vào đề tốt nghiệp Văn năm 2008.
Vào đề tốt nghiệp Văn năm 2013.
Đề thi THPT quốc gia Văn năm 2017.
Và “hot” hơn nữa là mới đây “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm lại khẳng định tên tuổi của mình xứng danh trong đề thi Văn THPT Quốc Gia năm 2021.
Tinh thần yêu nước và nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thổ lộ đầy cảm xúc trong bài “Đất Nước”.
“Vợ nhặt” của Kim Lân cũng là tác phẩm quan trọng và giàu cảm xúc nhất trong chương trình Văn học lớp 12. Qua đường nét điêu luyện của Kim Lân càng khắc họa sâu sắc hơn sự tàn phá khôn lường của chiến tranh để lại.
Do vậy, không điều gì làm nó có thể vắng mặt trong các kì thi để các bạn thí sinh bung tỏa hết chất Văn đồng thời thể hiện sự đồng cảm và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước của chính mình.
Tác phẩm này đã xuất hiện trong các kì thi như sau:
Kì thi Đại học khối C năm 2009.
Xuất hiện trong đề Văn tốt nghiệp năm 2011.
Trong đề Văn Đại học khối D năm 2012.
Và trong đề thi Văn THPT quốc gia 2016.
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã từng có mặt như sau đây:
Đề tốt nghiệp Văn năm 2009.
Đề thi Văn khối C năm 2010.
Đề thi Văn khối C năm 2012.
Và cột mốc năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã vùng dậy sau 7 năm tĩnh lặng.
Đề bài của tác phẩm đặc cảnh miêu tả dòng sông Hương với nhiều cung bậc cảm xúc, khẳng định đây không chỉ đơn thuần chỉ là một dòng sông mà còn là một nhân vật mang đầy nỗi niềm trắc ẩn.
Những năm trở về đây “Rừng xà nu” vẫn đang im hơi lặng tiếng trong việc xuất hiện trên đề thi như những năm 2012 trở về trước. Do vậy “Rừng xà nu” hiện đang chờ một màn “comeback” vô cùng cháy bỏng.
Hình tượng “Rừng xà nu” qua nét Văn của Nguyễn Trung Thành không đơn thuần là một cánh rừng. Mà được hóa phép như là một người bạn, một tri kỉ của nhân dân nơi này.
“Tây tiến” là tác phẩm là một trong các tác phẩm thi đại học môn văn nổi bật và thường xuất hiện khá nhiều trong các đề thi Văn.
Màn lộ diện gần đây nhất của siêu phẩm “Tây Tiến” là vào năm 2013 trong đề thi Văn Đại học khối C. Chắc đây là cơ hội để các bạn thể hiện tình yêu nước và nhân dân trong tâm hồn mình.
Ngoài ra, “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Văn Đại học khối C vào năm 2008.
Trong đề thi Văn tốt nghiệp năm 2006.
Ở đề tốt nghiệp Văn năm 2005.
Tây Tiến được xem là ngọn lửa của lòng yêu nước. Vì thế Tây Tiến vẫn đang rạo rực ở đâu đó chờ ngày cháy bỏng hết mình cùng các bạn thí sinh.
Trong các tác phẩm thi đại học môn văn, “Vợ chồng A Phủ” từ năm 2002 đến nay xác suất Vợ Chồng A Phủ xuất hiện trong đề thi chỉ vỏn vẹn 4 lần nhưng sự trở lại của siêu phẩm này vẫn đáng được chờ đợi đúng không nào?
Nhân vật Mị được Tô Hoài khắc hoạ với nhiều nét cảm xúc. Hình ảnh người phụ nữ không có giá trị ở thời phong kiến phản ánh một xã hội suy đồi và thối nát lúc bấy giờ.
“Việt Bắc” chắc là tác phẩm “mập mờ” nhất trong việc ra đề nhưng không hẳn là nó không xuất hiện ở trong các đề thi mà đang chờ ngày để được tỏa sáng. Tuy nhiên Việt Bắc vẫn có một chỗ đứng riêng của mình trong nền Văn Học 12.
Hình ảnh các chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc không còn là 2 người xa lạ mà ở đây được Tố Hữu thêu dệt vào nhau như anh em trong gia đình.
“Người lái đò sông Đà” cũng được ra 4 lần, trở thành một trong những các tác phẩm thi đại học môn văn dễ vào nhất trong các đề thi như sau:
Trong đề thi Văn tốt nghiệp năm 2012.
Và trước đó là đề thi đại học Văn khối C năm 2003.
Hình ảnh con sông Đà và Người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân trau chuốt nên một cách tinh xảo như là một chiến trường thực thụ. Nhưng bên cạnh đó nó còn thúc đẩy mọi người phải cố gắng vượt qua khó khăn thử thách, vượt lên chính mình.
Những năm gần đây, “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng được ưu ái và thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm thi đại học môn văn:
Gần nhất là trong đề thi Văn THPT quốc gia năm 2018.
Và trước đó nữa là trong đề thi Văn THPT quốc gia năm 2015.
Chí Phèo là tác phẩm lớp 11 duy nhất trong các tác phẩm thi đại học môn văn kể trên nhưng lại được thường xuyên nhắc đến trong các đề thi Văn do kiệt tác này chứa đựng rất nhiều giá trị nhân văn cũng như giá trị đạo đức của con người!
“Chí Phèo” từng có mặt trong đề thi Văn đại học khối D năm 2012.
Trong đề đại học Văn khối D 2010.
Và trước đó là trong đề Văn đại học khối D 2004.
Các tác phẩm thi đại học môn văn trên thuộc loại những tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất của nền Văn Học Việt Nam và cơ hội được đưa vào đề thi với xác suất rất cao được tintuctuyensinh. Các tác giả sáng tác ra những tác phẩm để lại cả một nền tri thức khổng lồ, đem lại biết bao kiến thức cho nhân loại. Vì thế các bạn hãy cố gắng học tập và theo đuổi ước mơ của mình nhé, chúc các bạn thành công!