Các phương thức biểu đạt chính trong văn bản và cách phân biệt chuẩn nhất
19 Tháng Ba, 2021Hôm nay, tintuctuyensinh xin gửi đến các bạn học sinh thân mến phần Hệ Thống Kiến Thức Đọc Hiểu...
Contents
Hello các bạn ! Mình thường hay thấy một điều rất lạ ở mọi người đó là mọi người dành rất nhiều thời gian để chăm chú viết mở bài cho bài viết của các bạn . Có những bạn dành đến 5 đến 10 phút vẫn chưa xong một mở bài ưng ý . Vậy nên sau mỗi tác phẩm thì sẽ sưu tầm và biên soạn những đoạn mở bài kết bài hay nhất để các bạn có thể áp dụng và hôm nay sẽ là Mở bài kết bài Vợ Nhặt hay nhất.
Kim Lân là một nhà văn dành chọn tahnh xuân của mình để chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà thẳng thắn , luôn coi trọng nghĩa tình và tính tình rất nhân hậu và giàu lòng yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật được coi bậc thầy, nhất là bậc thầy về miêu tả tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc rất nhiều sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.
Kim Lân là một nhà văn đi lên hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng quê hương , một con người một lòng một dạ đi về với “thuần hậu phong thủy”. Ông rất thành công về hai đề tài chính nông thôn và người nông dân mà ông rất am hiểu về cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng do chiến tranh bom đạn nên đã thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở trong lòng tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng thì truyện ngắn “Vợ nhặt” đã được ra đời. Trong lần này nhà văn Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới mẻ , một điểm sáng soi chiếu toàn bộ tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình cảm con người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo đói tiêu biểu như Tràng hay người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng xây dựng truyện cũng như dẫn truyện và đặc sắc nhất là nhà văn Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Kim Lân là nhà văn của ruộng đồng nương rãy, “một lòng đi về với đất, với người thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn ngày trước“. Nếu như Nam Cao, mỗi trang viết đều là nói về sự trả ơn đối với người nông dân thì nhà văn Kim Lân lại luôn tôn thờ hiện thực về cuộc sống của người nông dân nghèo khó nhưng những trang viết vẫn ánh lên được chất hào hoa, hiện thực không hề cay cực mà vẫn thấy đâu đó những tâm hồn đẹp đẽ của con người nghèo khó. Khi viết về những con người đói cùng cực trong truyện Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã đặt họ trong bối cảnh đặc biệt của nạn đói vô cùng khủng khiếp năm 1945 và từ ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ được cái số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu sống với một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới dù cho nó có là rất mong manh đi chăng nữa .
B.Sô đã từng nói rằng “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật đúng như vậy, trái tim của người mẹ là một kỳ quan hết sức vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị vĩnh hằng muôn thủa và sừng sững giữa cuộc đời. Trong nhiều tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết về người mẹ thì đó có lẽ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận biết bao những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là tác phẩm nổi tiếng “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn đã có một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ bao dung chan chứa biết bao tình cảm của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ
Nhà giáo Trần Đồng Minh đã từng có nhận xét vô cùng tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Và đó phải chăng “những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình yêu thương hay là sức sống mãnh liệt của các nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ cũng buộc phải đối mặt với cái chết nhưng lại biết cách tỏa sáng rực rỡ để nâng tầm giá trị của con người. Bằng óc quan sát tinh tế cùng với tầm nhìn xa xăm và tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con người, Kim Lân đã thực sự khiến bạn đọc xúc động khi xây dựng thành công hình tượng nhân vật .
Truyện mở ra bằng cảnh chiều chạng vạng và kết thúc trong buổi sáng mùa hè với ánh nắng mặt trời chói lóa và rực rỡ, các nhân vật bắt đầu bằng không gian im ắng ảm đảm chết chóc của xóm ngụ cư dưới gầm trời của sự đói khát và khép lại bằng khung cảnh đầm ấm của một gia đình hạnh phúc quây quần bên mâm cơm ngày đói. Cách kết thúc đã tạo cho người đọc sự tin tưởng vào chính tương lai cuộc đời các nhân vật “hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn”. Dù cho cuộc sống có khó khăn đến đâu thì hạnh phúc lứa đôi vẫn đủ khả năng thay đổi con người và hoàn cảnh.
Phân tích Bức Tranh Tứ Bình của học sinh giỏi |
Phân tích 9 câu thơ đầu bài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm |
8 ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA |
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện được rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng chói lọi của tình người, lòng tin yêu hướng về cuộc sống tươi đẹp là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành xuất sắc tác phẩm. Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói khủng khiếp năm 1945 nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện hẳn là dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng nổi bật và tuyệt vời in sâu ấy.