Luật Kinh Tế Là Gì Và Trường Dạy Uy Tín – Reviews Chi Tiết
27 Tháng Mười, 2020Luật Kinh tế là gì? đầu tiên, hãy cùng tintuctuyensinh tìm hiểu sơ qua về luật kinh tế, và một...
Ngành truyền thông quốc tế mức lương và trường đào tạo uy tín
Cùng với sự phát triển của thời đại số 4.0 hiện nay, truyền thông cũng theo đó ngày càng phát triển hơn. Đây là một ngành đào tạo ra các sinh viên năng động, trẻ trung, luôn bắt kịp với sự thay đổi liên tục của xã hội. Vì thế nó luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh và các bậc phụ huynh. Tintuctuyensinh muốn cung cấp một số thông tin đến chuyên ngành này cho các bạn đang quan tâm.
Contents
Truyền thông quốc tế là một hoạt động giao tiếp nhằm quảng bá thông tin giữa các quốc gia bằng các phương tiện thông tin đại chúng, bằng tác phẩm của các nhà báo, phóng viên quốc tế chuyên nghiệp hoặc các phương tiện truyền thông.
Ngành Truyền thông Quốc tế nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn năng lực là những cán bộ, chuyên viên có đủ năng lực làm công tác thông tin đối ngoại, các hoạt động báo chí, ngoại giao vh ở các bộ, ban, ngành hay các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các học viên khi tham gia đào tạo chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức về Truyền thông quốc tế với nền tảng là Truyền thông đại chúng, được giao tiếp với nhau bằng các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay như Anh, Pháp, Trung …
Sinh viên Ngành Truyền thông quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cá nhân cần thiết bao gồm: kỹ năng tổng hợp & phân tích thông tin quốc tế, kỹ năng tìm kiếm, đưa tin, tổ chức sự kiện, quảng bá và tuyên truyền đối ngoại. Bên cạnh đó, còn được trang bị khả năng qlý khủng hoảng, phương pháp làm việc ngoại giao mảng văn hóa, các kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và trình độ ngoại ngữ chuyên ngành. Các kỹ năng mềm khác bao gồm: lập kế hoạch, quản lý hội nghị, thiết kế chương trình, thiết kế sản phẩm quảng cáo, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Mã ngành của chuyên ngành truyền thông quốc tế là 7320107.
Chuyên ngành này thường xét tuyển tuyển sinh các tổ hợp bộ môn sau:
Khoa Truyền thông Quốc tế lý tưởng cho những sinh viên có nhu cầu làm việc trong một môi trường đa dạng và đầy thử thách. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như: Phát thanh truyền hình, Báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông, Quan hệ công chúng… Học viên có thể làm những việc sau:
Chuyên viên CS khách hàng, chuyên viên tư vấn truyền thông, quan hệ công chúng …
Chuyên viên Truyền thông: Tham gia lên kế hoạch, dàn dựng chương trình, xây dựng tác phẩm báo chí, dàn dựng tác phẩm truyền thông …
Content Creators: Viết nội dung cho các chương trình truyền thông, đăng website, fanpage của công ty, doanh nghiệp.
Nhân viên Marketing: Phụ trách QC, tiếp thị sphẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông.
Phóng viên các cơ quan báo, tạp chí, phóng viên thường trú các đài truyền hình, đài phát thanh …
Quản lý nội dung website chuyên viết, sửa bài, xử lý hình ảnh, đăng website viedeo.
Người có kinh nghiệm trong ngành Truyền thông Quốc tế có thể làm việc ở các vị trí sau: Giám đốc Khách hàng, Giám đốc Thương hiệu, Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc Đối ngoại, Giám đốc Quan hệ Chính phủ, Quản lý Quan hệ Công chúng, .. trong các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài. ..
Đây là mức lương thực sự hấp dẫn đối với kể cả sinh viên mới ra trường cũng như những nhân sự đã làm lâu trong nghề. Cộng thêm đó là sự mới mẻ của ngành truyền thông kỹ thuật cũng thu hút rất nhiều nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết, ngành truyền thông luôn đòi hỏi sự mới mẻ, sáng tạo. Vì vậy, những người có thể bám trụ với nghề phải là những người luôn biết đổi mới mình và bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Mà những tiêu chí tối thiểu này thì giới trẻ luôn luôn đáp ứng rất tốt và là nguồn nhân sự tiềm năng.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về ngành truyền thông quốc tế để đưa ra lựa chọn chuẩn xác nhất cho con đường học tập của mình sau này