Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN NHƯ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Văn học là một trong ba môn bắt buộc của tất cả các kỳ thi tốt nghiệp Trung học PT QG tại tất cả các năm. Khác với các môn thi còn lại, Văn vẫn được thi theo hình thức tự luận. Tuvantuyensinh hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đếnôn thi đại học môn Văn để các bạn có cái nhìn tổng quát về dạng đề, số lượng câu hỏi, đề cương cũng như đề thi thử môn Văn cho kỳ thi tốt nghiệp.

Contents

1. Cấu trúc ôn thi đại học môn Văn

ôn thi đại học môn văn
Nắm chắc cấu trúc để ôn thi đại học môn văn hiệu quả

Đề thi Văn bao gồm hai phần lớn, 3 câu hỏi, trong đó:

  1. Phần I: phần đọc hiểu có số điểm là 3 trên thang điểm 10
  2. Phần II: phần làm văn có số điểm là 7 trên thang điểm 10. Được chia là 2 câu hỏi nhỏ
  • Bài nghị luận XH chiếm 2 trên 7 điểm của phần II
  • Bài nghị luận VH chiếm 5 trên 7 điểm của phần II

Để ôn thi đại học môn Văn hiệu quả, bạn cần nắm chắc cấu trúc ôn thi văn phía trên.

2. Đề cương ôn thi đại học môn Văn

Trong đề cương ôn thi đại học môn Văn, các em học sinh cần phân ra các phần rõ rệt và cơ bản gồm có:

Phần I: Phần ĐỌC HIỂU

Nội dung yêu cầu ghi nhớ:

  • Cách thức diễn đạt
  • Các thao tác trong lập luận
  • Các thể thơ thường gặp trong văn học
  • Bpháp tu từ
  • Liên kết

Phần II: Phần Làm Văn

LUẬN VĂN XÃ HỘI

Một số Dạng bài văn nghị luận XH thường gặp

  • NL về một tư tưởng hay một đạo lí
  • Nghị luận về một hiện tượng, đời sống thực tế
  • Nghị luận về một vấn đề xhội được đặt ra trong tác phẩm văn học

LUẬN VĂN VĂN HỌC

Một số tác phẩm văn học gây chú ý: Bản Tuyên ngôn ĐL, Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng, Đàn ghi ta của Lorca (sắp xếp hợp lý), Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Những đứa con trong gia đình (phần giản lược), Hồn Trương Ba (tự học có hướng dẫn).

3. Một số lưu ý để đạt điểm cao trong ôn thi đại học môn Văn

ôn thi đại học môn văn
Trong ôn thi đại học môn văn cần nắm chắc kiến thức để hành văn hiệu quả

Trong ôn thi đại học môn Văn, người dự thi phải nắm chắc các kiến thức đã được học, không diễn đạt lan man

Giải thích ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi. Bài làm phải có đủ 3 phần mở – thân – kết bài trong tất cả các câu trả lời, bài thi không cần viết quá dài, khoảng 2 / 3 trang giấy thi là đủ.

Hiểu sâu được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của từng tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm đều sẽ có những chi tiết đắt giá tạo nên giá trị cho sản phẩm đó. Người ôn thi đại học môn Văn nên biết và học xoáy sâu vào các chi tiết đắt giá đó. Thông thường người ra đề sẽ yêu cầu phân tích vào chi tiết đặc sắc nhất của tác phẩm để làm đề thi. Bên cạnh đó, khi phân tích liên quan đến tác phẩm, người làm bài thi cũng có thể dựa vào chi tiết đặc sắc đó để làm nổi bật bài thi của mình

Có sự liên tưởng giữa các tác phẩm có sự tương đồng với nhau để tạo ra biện pháp so sánh, từ đó nâng cao điểm bài thi của mình từ sự hiểu biết và có tương quan so sánh giữa các tác phẩm.

Bố cục bài thi phải chặt chẽ. Người ôn thi đại học môn Văn khi làm bài nên có dàn ý sẵn trong đầu, gạch một số đầu dòng về những ý liên quan đến bài thi mà mình định triển khai trước khi bắt tay vào viết bài cụ thể. Vì khi có dàn ý, các bạn sẽ không bị bỏ sót các ý khi làm, tránh việc thiếu ý sẽ bị trừ điểm.

Đối với các câu nghị luận xã hội, để ôn thi đại học môn Văn tốt, học sinh ôn thi đại học môn Văn nên tìm hiểu sách báo để có các dẫn chứng trong thực tế đời sống để nâng cao tầm hiểu biết, nắm bắt theo thời đại và nâng cao điểm của mình. Đặc biệt là các vấn đề thuộc dạng vấn đề nóng của xã hội hiện đại.

4. Nhận định về đề thi môn Văn năm 2021

ôn thi đại học môn văn
Đề thi văn THPT năm 2021

Theo nhiều người chuyên dạy ôn thi đại học môn Văn, đề thi năm 2021 nhìn chung được đánh giá vẫn bám sát với chương trình học của học sinh, cũng bám sát với các đề thi tham khảo mà Bộ đưa ra cho học sinh phục vụ cho việc ôn tập.

Phần đọc hiểu được đánh giá ở mức độ nhận biết. Không đánh đố người làm bài thi. Chỉ cần học sinh nắm được lý thuyết liên quan đến khái niệm, hiểu biết cơ bản là có thể đạt được điểm ở phần này. Riêng ở câu 4 của phần đọc hiểu, yêu cầu người làm bài thi phải có liên tưởng đến thực tế cuộc sống.

Phần làm văn với câu nghị luận xã hội liên quan đến một vấn đề trong xã hội, giống như form đề cương được bộ đưa ra. Vấn đề trân trọng cuộc sống còn khá mơ hồ và trừu tượng, đặc biệt là đối với học sinh – những người có tuổi đời quá trẻ để có thể đi sâu khai thác vấn đề này.

Phần làm văn với câu nghị luận văn học lại đề cập đến một tư tưởng xuyên suốt trong văn học giai đoạn 45 – 75 – tư tưởng nhân dân. Hơn nữa, việc đưa ra phân tích tư tưởng này trong bài Đất nước cũng khá đánh đố thí sinh về thời gian làm bài thi.

Trong tổng thời gian 120 phút mà điểm nghị luận văn học là câu hỏi có điểm số cao nhất, đòi hỏi người làm bài phải dành nhiều thời gian cho câu này nhất. Mà trích đoạn thuộc bài Đất nước thì lại dài và khó để người làm bài thi có thể thể hiện được hết ý kiến, suy nghĩ của mình trên bài thi.

Xem thêm:

Mở bài kết bài Vợ Nhặt hay nhất 2021

Phân tích 9 câu thơ đầu bài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chuẩn nhất 2021

Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông đà hay nhất 2021

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x