Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Trạng ngữ là gì? Cách sử dụng trạng ngữ trong làm văn

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến trạng ngữ, những câu hỏi đặt ra khái niệm trạng ngữ là gì, những đặc điểm của trạng ngữ và các dạng bài tập liên quan đến trạng ngữ giải quyết như thế nào. 

Để giải đáp những thắc mắc trên hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát và cụ thể nhất về khái niệm trạng ngữ. Đồng thời hệ thống lại các kiến thức liên quan và cách giải quyết các dạng bài tập đặc trưng của trạng ngữ. Trên cơ sở đó giúp các bạn lựa chọn và đưa ra phương pháp học tập và nghiên cứu hiệu quả về môn văn học nói riêng và các môn học khác nói chung.

  1. Contents

    NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRẠNG TỪ

Trong ngữ pháp tiếng việt vô cùng phong phú cũng như rất đa dạng nhiều thành phần. Khi ở cấp học từ cơ sở bạn đã được giới thiệu và hướng dẫn các cách thức đặt câu hay viết văn có sử dụng tính từ, động từ hay trạng từ. Nhưng trong đó trạng từ được xem là một thành phần phụ không thể thiếu nó góp phần làm cho câu nói hay bài văn của bạn hoàn chỉnh và chính xác hơn về mặt cấu trúc lẫn ý nghĩa. 

trạng ngữ là gì
Trạng ngữ là gì?

Trong các tình huống giao tiếp xã hội thì trạng từ có vai trò giúp bạn truyền đạt thông tin đến người nghe một cách đầy đủ và hoàn chỉnh ý nghĩa nhất. Nên có thể nói trạng ngữ là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng giúp bạn đạt được điểm số cao trong môn văn cũng như hình thành cho bạn cách thức giao tiếp tốt nhất.

Do vậy câu hỏi đặt ra định nghĩa trạng từ trong văn học là gì???

Trạng ngữ là thuật ngữ được định nghĩa theo văn học như sau: trạng ngữ được xem là một nhân tố xuất hiện hầu hết ở các câu. Trạng ngữ có vai trò xác định thời gian, nguyên nhân sự việc, chỉ ra nơi chốn hay sẽ chỉ ra được mục đích của vấn đề mà bạn nhắc đến trong câu.

Đặc điểm của trạng ngữ:

Trạng ngữ sẽ chỉ ra và giúp bạn lý giải được các câu hỏi có liên quan đến vấn đề như:

  • Khi nào?
  • Ở đâu?
  • Tại sao?
  • Để làm gì?
  1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG TỪ

2.1 Phân loại trạng từ;

Theo định nghĩa thì trạng từ được chia thành các loại như sau:

  • Loại 1: trạng ngữ dùng để chỉ thời gian.
  • Loại 2: trạng ngữ dùng để chỉ nơi chốn.
  • Loại 3: trạng ngữ dùng để chỉ nguyên nhân.
  • Loại 4: trạng ngữ dùng để chỉ mục đích
  • Loại 5: trạng ngữ dùng để chỉ phương tiện.

2.2 Nhiệm vụ của từng loại trạng ngữ trong câu:

trạng ngữ là gì
Cách dùng trạng ngữ
  • Đối với trạng ngữ chỉ nơi chốn: trạng ngữ dùng để chỉ nơi chốn là loại thường được áp dụng nhất trong câu. Tuy nó chỉ là thành phần phụ trong câu nhưng vai trò của nó không kém phần quan trọng nó có tác dụng chỉ ra địa điểm, vị trí xảy ra vấn đề và các tình huống có trong câu.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn thông thường sẽ trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?

Ví dụ: Ngoài vườn, mẹ đang trồng hoa ví dụ thì trạng ngữ chỉ nơi chốn chính là từ “ngoài vườn” nó đã trả lời cho câu hỏi mẹ đang ở đâu.

  • Đối với trạng ngữ chỉ thời gian: trong câu khi sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian nhằm vào mục đích chỉ thời gian mà xảy ra các tình huống cũng như các hành động được nhắc đến trong câu (trạng ngữ này đóng vai trò là thành phần phụ).

Trạng ngữ chỉ thời gian dùng để trả lời cho câu hỏi về thời gian với  các từ thường thấy như: mấy giờ, khi nào,…

Ví dụ: sáng hôm nay, Lan được nghỉ học. Trong ví dụ thì trạng ngữ thời gian được sử dụng là “Sáng hôm nay”. Trạng ngữ thời gian trong ví dụ trên đã trả lời cho câu hỏi “Khi nào”.

  • Đối với trạng ngữ chỉ nguyên nhân: cũng giống như các loại trạng ngữ trong, trạng ngữ nguyên nhân cũng đứng trong câu với vai trò là một thành phần phụ. Nhưng về mặt cấu trúc thông thường nó có độ dài hơn so với các trạng ngữ trên vì nó có vai trò chỉ ra lý do tại sao tình huống lại là như vậy.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có trách nhiệm trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”

Ví dụ: Trời mưa to, Hùng đi học trễ. Trong ví dụ trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng là “Trời mưa”. Trạng ngữ này đã trả lời cho câu hỏi vì sao Hùng đi học muộn đó chính là vì trời mưa.

  • Đối với trạng ngữ chỉ mục đích: đây là loại trạng ngữ trái ngược hoàn toàn so với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó cũng có chức năng là thành phần phụ trong câu và nó có tác dụng chỉ ra mục đích của các hành động và lời nói có trong câu.

Trạng ngữ chỉ mục đích: có vai trò trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?”

Ví dụ: để được điểm tốt, Nam đã học bài rất chăm chỉ.

  • Đối với trạng ngữ chỉ phương tiện: đây cũng là trạng ngữ đóng vai trò là thành phần phụ trong câu. Nó được dùng trong câu với ý định sẽ chỉ ra được cách thức cũng như các phương tiện để di chuyển được nhắc đến.

Trạng ngữ chỉ phương tiện thông thường được dùng kèm theo với các từ như “bằng, với”. Nó trả lời cho câu hỏi “Bằng cái gì?”.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khái niệm của trạng ngữ mà tintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp cho các bạn tham khảo. Hy vọng đây là nguồn thông tin bổ ích giúp các bạn nắm được khái quát và hệ thống lại kiến thức liên quan đến trạng ngữ cũng như các loại trạng ngữ góp phần nâng cao hiểu biết của bản thân và giải quyết tốt các bài tập liên quan đến trạng ngữ.

Xem thêm:

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x