8+ Điều chi tiết nhất và cần biết khi học Ngành Hệ thống thông tin
3 Tháng Sáu, 2021Ngành Hệ thống thông tin Contents 1. Tìm hiểu ngành Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin(tiếng Anh...
Có nhiều bạn cảm thấy ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là cái tên mới mẻ bên cạnh những nghề nghiệp quen thuộc thường ngày, trong bài viết hôm nay tintuctuyensinh sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc xung quanh ngành này và giúp mọi người biết được mức thu nhập mà ngành này mang lại.
Contents
Kỹ Thuật Hệ thống và Công nghiệp áp dụng phân tích và các kỹ năng ra quyết định quan trọng để tối ưu hóa các quy trình, hệ thống, mạng lưới, đầu tư và tổ chức phức tạp trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động, bao gồm năng lượng, tài chính, chăm sóc sức khỏe, hậu cần, chế tạo, sản xuất, viễn thông và vận tải.
Trong một thị trường toàn cầu cạnh tranh, nơi cải tiến liên tục và hạn chế chi phí là những cân nhắc chính, giảng viên và sinh viên tốt nghiệp ngành này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế, cải tiến và tối ưu hóa các quy trình và hệ thống.
Họ sử dụng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề để tìm cách làm cho các quy trình tốt hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn hoặc an toàn hơn, đồng thời đưa ra các cách mới để giải quyết các vấn đề như giảm thiểu rủi ro tài chính, hỗ trợ phân phối điện thế hệ tiếp theo và tối ưu hóa các thủ tục trong phòng vận hành.
Hai mảng kỹ thuật và quản trị là kiến thức chính của ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Để vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho – vật tư thì người học sẽ được đào tạo những kỹ năng từ cơ bản đến năng cao một cách kỹ càng nhất có thể
Đến với ngành này, bạn sẽ phải học những môn như là vận trù học, xác suất – thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc, kỹ thuật điều đổ.
Phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết tại lớp và thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp theo hướng dạy qua dự án (project-based) và trên cơ sở giải quyết vấn đề (problem-based).
Đối với những sinh viên sau khi hoàn thành xong chương trình học thì cơ hội làm nghề với ngành này khá cao. Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ được làm trong văn phòng hoặc làm ngoài văn phòng nếu muốn, tùy yêu cầu và vị trí công việc phù hợp, những ngành nghề liên quan bao gồm:
– Chuyên viên kế hoạch (hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị);
– Chuyên viên chất lượng (kiểm tra sản phẩm, kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng);
– Kỹ sư năng suất (phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất)
– Chuyên viên dự án (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án)
– Chuyên viên cung ứng vật tư (tính toán nhu cầu vật tư để thu mua);
– Chuyên viên kho vận (nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả);
– Chuyên viên ISO (trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);
– Chuyên viên logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển)
Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng học ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp, bạn đăng ký ở các trường sau:
Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có mã ngành 7520118, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp có điểm chuẩn từ 18 – 22 điểm tùy theo các năm và tùy theo từng trường đại học trong nước.
Đối với những ai theo học ngành này, nếu bạn có thành tích tốt và kỹ năng vững vàng thì bạn có thể đi ra làm nhiều ngành nghề khác nhau, với mức lương đứng top đầu các ngành hiện nay, có được nguồn thu nhập cực tốt.
Mức lương của ngành này có thể giao động từ vài triệu đến vài chục triệu, tùy theo từng mức độ của ngành nghề, tính đến nay, chưa có một thống kê chính xác về mức lương nào dành cho ngành này cả.
Nếu bạn đang phân vân rằng mình có hợp với ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp hay không thì hãy tham khảo những tố chất dưới đây xem có mình trong đó không nhé:
Cẩn thận kiên trì
Để thành công trên con đường sự nghiệp, sự cẩn thận và kiên trì là một trong những điều quan trọng vĩ đại. Đặc biệt đối với lĩnh vực cơ khí thì điều này lại càng phải có. Bởi lẽ sự tỉ mỉ và cẩn thận hết mức có thể thường được yêu cầu trong một quy trình sản xuất, chế tạo thiết bị máy móc.
Cả một hệ thống dây chuyền sản xuất, một công trình dự án hay thậm chí là ảnh hưởng đến uy tín của một công ty sẽ bị sụp đổ nếu quy trình đó xảy ra vấn đề.
Đam mê với máy móc kỹ thuật
Ngành này yêu cầu người theo nó phải có đam mê, kỹ năng khai thác, lắp ráp và phân tích thật chuẩn xác mới có thể trụ được lâu dài.
Siêng năng, tận tâm với nghề
Cường độ công việc của ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp cũng khá mạnh, chính vì thế, yêu cầu bạn phải đảm bảo được sự siêng năng, cần cù và có tâm với nghề để có thể trụ vững trong nghề.
Có kỹ năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc cao
Khối lượng công việc của ngành cơ khí cũng khá lớn, đòi hỏi bạn phải có tinh thần thép, điều này giúp bạn có thể có được tinh thần làm việc vững vàng hơn.
Bài viết trên đã giúp mọi người đã giúp mọi người biết được ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là như thế nào và tiềm năng làm nghề sau khi ra trường, hy vọng mọi người sẽ có được những thông tin hữu ích về ngôi trường này.
Xem thêm:
Bệnh bạch cầu gây ra như thế nào? Thông tin chung của bệnh