Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

PHÂN TÍCH TRÀNG GIANG

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Để giúp cho các bạn học sinh có thêm kiến thức và tài liệu về bài thơ Tràng Giang của Tác giả Huy Cận.

Hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ Phân tích Tràng Giang giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm xuất sắc này.

1. Đôi nét về tác phẩm phân tích Tràng Giang

Huy Cận (1919-2005) tên khai sinh Cù Huy Cận, ông tham gia cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau. Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn, cô đơn, điều này khắc họa rõ nét trong thơ ca. Và ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Phong cách nghệ thuật thơ của Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lý.

Trong đó, tác phẩm mang ông đến gần với mọi người và ấn tượng nhất là bài thơ Tràng Giang được rút từ tập thơ Lửa Thiêng, là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của Huy Cận.

2. Phân tích Tràng Giang cụ thể

phân tích tràng giang
Phân tích Tràng Giang

Cùng với lời đề từ  “trời rộng”, “sông dài” gợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la. “Bâng khuâng”, “nhớ” gợi một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng. Thiên nhiên rộng lớn mênh mông cùng cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân được gợi nhắc trong khổ đầu tiên:

“Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Hình ảnh “sóng gợn” trên dòng sông rất chân thực và giàu sức gợi, sóng gợn nhẹ nhàng lan tỏa đến vô cùng, gợi nỗi buồn miên man. “Con thuyền xuôi mái nước song song” hình ảnh con thuyền buông mái chèo trôi theo dòng nước lênh đênh, so với dòng sông con thuyền hết sức nhỏ bé. Bên cạnh đó, hình ảnh “nước song song”, thuyền về bến nước nhưng lại không hứa hẹn gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa cách.

Câu thơ “củi một cành khô lạc mấy dòng” đặt biệt gợi cảm, nó gợi nghĩ đến thân phận nhỏ nhoi, lênh đênh giữa dòng đời. Khổ thơ sử dụng hiệu quả phép đối như “buồn điệp điệp”,  “song song”, tương phản giữa cá thể và vũ trụ. Đoạn thơ gợi nỗi buồn về sự chia ly, tách biệt, thiếu giao cảm giữa các cá nhân với nhau. Bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh mới mẻ được thể hiện qua khổ thơ thứ hai:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Phân tích Tràng Giang hai câu đầu của khổ thơ làm nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều: cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêu gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp nơi đây, đứng trước không gian ấy, con người càng cô đơn, khao khát được nghe thấy âm thanh của cuộc sống. Nhưng chợ chiều đã vãn, âm thanh càng u tịch.

Hai câu thơ cuối, không gian được mở ra đa chiều “cao”, “sâu”, “rộng”, “dài” trong cái vũ trụ vô định, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc loài. Với nghệ thuật sử dụng từ ngữ chọn lọc đắt giá, giàu giá trị gợi hình, biểu cảm “lơ thơ”, “đìu hiu”, “sâu chót vót”, cùng cách ngắt nhịp thơ hiệu quả đã mang lại tính chân thực hơn cho bức tranh sông nước mà thi nhân muốn nhắc đến.

Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn được tác giả thể hiện qua khổ thơ thứ ba:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh gợi sự lênh đênh vô định “bèo dạt về đâu” và tĩnh lặng, cô liêu “bờ xanh tiếp bãi vàng” là cái hiện hữu trước mắt. Cùng với đó là hình ảnh mà thi sĩ khao khát tìm kiếm là chuyến đò ngang, là cây cầu như sự phủ định đã nằm ngay trong điệp từ “không”.

Cảm thức cô đơn về sự lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón nhận tiếng nói con người, mong được nhìn thấy sự giao lưu gần gũi giữa con người với con người nhưng tất cả vẫn bị ngăn cách, hình ảnh “con đò”, “chiếc cầu” tượng trưng cho sự giao lưu ấy, nhưng tất cả đều không hiện hữu trước mắt tác giả. Gợi nên một nỗi buồn về cuộc đời, về nhân thế nơi đây.

Nỗi nhớ tình yêu, quê hương, đất nước đã được nhà thơ Huy Cận nhắc đến trong khổ thơ cuối cùng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Khổ thơ cuối mang màu sắc Đường thi khá rõ ràng từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” là hình ảnh được lấy từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hình vĩ của thiên nhiên, những câu thơ của Huy Cận đã miêu tả thiên nhiên theo một cái nhìn lấp lánh, tráng lệ, mang nét độc đáo riêng.

Và hai câu cuối lại phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu, với hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại, cái tôi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời. “Chim nghiêng cánh nhỏ” tạo cảm giác chấp chới, nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả.

Bài thơ Tràng Giang với những nét vẽ vừa cổ điển vừa hiện đại đã bộc lộ một cách chân thực, sâu sắc nỗi buồn, sự cô đơn con người trước thiên nhiên bao la, rộng lớn và ẩn sâu trong nó là tình yêu, nỗi nhớ quê hương tha thiết, nồng nàn của tác giả

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích Tràng Giang mà tintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp cho bạn.

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp cho các em học sinh tham khảo.

Xem thêm bài viết

Vector là gì? Học cách vẽ vector đơn giản nhất

3 điều chỉnh cần lưu ý trong tuyển sinh đại học 2021

Cách giải Vectơ Phủ định nhanh chóng chi tiết nhất

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x