Học hỏi các công thức đại số 9 chi tiết nhất
23 Tháng Mười Hai, 2021Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm công thức đại số 9, những câu...
Một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam và được rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến trong các món ăn đặc sản trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không thể không nhắc đến đó chính là Bánh chưng.
Hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ giúp bạn Thuyết minh về bánh chưng để có một một cái nhìn chi tiết nhất về loại bánh này và ý nghĩa của nó.
Theo truyền thuyết kể lại cách đây hàng nghìn năm bánh chưng là sản phẩm dâng lên nhà vua trong những ngày tết cổ truyền. Từ đó cho đến ngày nay mỗi dịp tết đến xuân về người người nhà nhà lại quây quần ấm áp bên nhau gói những chiếc bánh chưng cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Bánh chưng như là một lời tri ân đối với những người đã khuất trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam bánh chưng là một món ăn đầy ý nghĩa thể hiện sự đoàn kết Sum Vầy bình yên nhưng rất ấm áp .
Nhiều người cho rằng bánh chưng thể hiện cho sự căng đầy của đất trời và sự Sum Vầy của con cháu sau một năm làm việc học tập vất vả nơi xứ người. Bánh chưng mang một ý nghĩa đặc biệt đó là một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của con người Việt Nam mỗi khi đến dịp tết đến xuân về.
Mọi người lại cùng nhau quây quần bên mâm cơm và không thể thiếu trên mâm cơm đó là chiếc bánh chưng xanh màu lá dong thơm mùi gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ và đậu xanh. Cho dù bạn là người miền nào Bắc, Trung hay là miền Nam thì món bánh chưng cũng không thể thiếu trong ngày Tết.
Với nguyên liệu bánh chưng được làm từ gạo nếp lá dong thịt heo đậu xanh qua bàn tay khéo léo và những công thức đặc biệt từ những nguyên liệu đơn giản ấy đã kết hợp với nhau để tạo nên chiếc bánh chưng với mùi vị đặc biệt để lại dấu ấn khi thưởng thức.
Thuyết minh về bánh chưng, nguyên liệu phải được chọn lựa một cách kĩ càng, đối với gạo nếp phải là gạo mới to tròn thơm, với lá dong thì phải là lá dong to tròn xanh tươi để đảm bảo màu sắc và mùi thơm cho chiếc bánh sau khi được hoàn thành. Nguyên liệu tạo nên nhân của bánh chưng cũng được chọn lựa rất kỹ càng với thịt heo phải là thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ không quá ngậy và đậu xanh cũng vậy phải được chọn lựa kỹ càng phải là những hạt đậu xanh ngon nhất tươi nhất to nhất tròn nhất.
Sau khi được ngâm với nước lạnh từ 3 đến 5 tiếng cho hạt đậu nở ra sau đó rửa sạch để ráo nước thêm một ít muối để tạo nên vị đậm đà cho bánh. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh truyền lại không phải cứ bỏ quá nhiều nhân thì bánh sẽ ngon mà phải có sự vừa phải cũng như tình yêu sự hài hòa đem lại dấu ấn đặc sắc.
Màu của bánh chưng được tạo nên từ màu xanh của lá dong. Tuy nhiên ở một số địa phương thì lá dong được thay thế bằng lá chuối tuy cũng mang lại màu xanh nhưng nó lại không có mùi thơm của lá dong.
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ tiếp đến là khâu gói bánh, đây là một nét văn hóa đặc biệt vào những ngày gần tết thì mọi người nhà nhà cùng nhau chuẩn bị gói bánh con cháu Sum Vầy ông bà bố mẹ quay quần bên nhau và gói bánh.
Như những nghệ sĩ những người gói bánh chưng tạo nên những kiệt tác với những hình thù đặc biệt có bánh chưng hình vuông, bánh ống thì dài và tròn. Mỗi chiếc bánh được gói từ bàn tay khéo léo của người nông dân Việt Nam để gói bánh người nghệ sĩ cần tỉ mỉ cẩn thận khéo léo để tạo nên chiếc bánh chưng không quá to với kích thước vừa phải.
Đầu tiên người nghệ sĩ chuẩn bị một khung hình vuông sau đó lót lá dong ở phần dưới cho kín rồi tiếp theo đổ gạo nếp một lớp ở dưới sau đó đến nhân là đậu xanh thịt mỡ rồi tiếp đến đậu xanh trên cùng đổ tiếp một lớp gạo nếp nữa. Sau đó cắt lá dong đậy lên trên và gấp vuông vắn rồi dùng dây lạc là dây được làm từ cây nứa có tác dụng cột.
Sự khéo léo của đôi bàn tay người nông dân đã tạo nên một chiếc bánh chưng vuông vắn và hết sức thẩm mỹ.
Tiếp đến là công đoạn nấu bánh được xem là công đoạn quan trọng và kỳ công mất nhiều thời gian nhất. Thông thường bánh chưng được nấu từ 8 đến 12 tiếng thời gian nấu bánh khá lâu vì vậy vào dịp tết mọi người thường thay nhau trông bánh và chêm nước.
Bởi bánh chưng khi sôi nước sẽ rút rất nhanh do vậy phải chêm nước đảm bảo cho nồi bánh chưng luôn đầy nước để bánh không bị cháy và sống.
Để có một nồi bánh chưng thơm ngon đẹp mắt để lại trong đó bao nhiêu sự khéo léo khổ cực cẩn thận tỉ mỉ cần cù của người nấu và gói bánh chưng. Do đó bánh chưng được xem là nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Chắc hẳn mỗi người chúng ta ai đều cũng biết và có những kỉ niệm với chiếc bánh chưng. Bánh chưng sau khi luộc chín sẽ được vớt ra để ráo hai đến ba tiếng cho bánh nguội và chắc lại sau đó sẽ lựa chọn những chiếc bánh đẹp nhất ngon nhất dâng lên bàn thờ tổ tiên như một lời tri ân tưởng nhớ biết ơn về công ơn của những người đi trước đã để lại.
Như vậy bánh chưng được xem như là biểu tượng của con người Việt Nam sự trọn vẹn của đất trời sự hạnh phúc ấm áp tình yêu thương Sum Vầy hạnh phúc gia đình. Đây thật sự là món quà tượng trưng cho lòng thành sự biết ơn của con cháu đối với những người đi trước.
Bánh chưng báo hiệu cho một năm mới sắp tới mùi thơm của lá xong của gạo nếp hòa quyện với tiết trời ngày tết tạo nên một không khí thanh bình ấm áp.
Trên đây là toàn bộ thuyết minh về bánh chưng những thông tin mà tintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp về bánh chưng một món ăn ăn đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam.
Hy vọng thuyết minh về bánh chưng trên đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo.
Xem thêm:
Tuyển sinh 2021: Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký vào ngành Kinh doanh và Quản lý
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu myelomonocytic là gì? Thông tin chung