Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì? Top 7 trường uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Điện tử – Viễn thông đang có vai trò giống như một vệ tinh kết nối với con người thông qua một thiết bị, có thể nhiều nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và và muốn tìm sự yêu thích lĩnh vực điện tử, truyền thông. Vậy ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì, ra trường làm gì. Dưới đây là câu trả lời cho các bạn 

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là gì
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì

Contents

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (tên khác: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông)

  • Hiểu dễ hơn là ngành sử dụng các công nghệ thiết bị liên quan đến vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, thiết bị máy tính tablet,vv… nhằm xây dựng hệ thống mạng để liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

  • Là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực ĐT và Viễn thông, người học có thể tiếp xúc qua thiết bị điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các hệ thống mạng hiện đại Qua đó, sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng di động thế hệ mới nhất, mạng thông tin quang và vệ tinh

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

  • Giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Đồng thời, có thể thiết kế xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Kiến thức ngành học này bao gồm: CS phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông trong bảng dưới đây.

Chủ đề: Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
1
Môn học chính trị:  Những NLCB của Mác-Lênin I
2
Môn học chính trị:  NLCB của Mác-Lênin II
3 Môn học chính trị:  Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Môn học chính trị:  Đường lối CM của Đảng CSVN
5 Môn học chính trị:  Pháp luật đại cương
Chủ đề: Giáo dục thể chất (5TC)
6
Môn học:  Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
7 Môn học:  Bơi lội (bắt buộc)
Tự chọn trong danh mục
8 Môn học:  Tự chọn thể dục 1
9 Môn học:  Tự chọn thể dục 2
10 Môn học:  Tự chọn thể dục 3
Chủ đề: Giáo dục QP – An ninh (165 tiết)
11
Môn học:  Đường lối quân sự của Đảng
12
Môn học:  Công tác quốc phòng, an ninh
13
Môn học:  QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
14 Môn học:  Tiếng Anh I
15 Môn học:  Tiếng Anh II
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
16 Môn học:  Giải tích I
17 Môn học:  Giải tích II
18 Môn học:  Giải tích III
19 Môn học:  Đại số
20 Môn học:  Xác suất thống kê
21 Môn học:  Phương pháp tính
22 Môn học:  Vật lý đại cương I
23 Môn học:  Vật lý đại cương II
24 Môn học:  Vật lý điện tử
25 Môn học:  Tin học đại cương
Cơ sở và cốt lõi ngành
26
Môn học:  Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
27
Môn học:  Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông
28 Môn học:  Thực tập cơ bản
29 Môn học:  Kỹ thuật lập trình C/C++
30 Môn học:  Cấu kiện điện tử
31 Môn học:  Lý thuyết mạch
32 Môn học:  Tín hiệu và hệ thống
33 Môn học:  Trường điện từ
34 Môn học:  Cơ sở truyền tin
35 Môn học:  Điện tử số
36 Môn học:  Điện tử tương tự I
37 Môn học:  Kỹ thuật phần mềm
38 Môn học:  Anten và truyền sóng
39 Môn học:  Cơ sở kỹ thuật đo lường
40 Môn học:  Thông tin số
41 Môn học:  Điện tử tương tự II
42 Môn học:  Kỹ thuật vi xử lý
43 Môn học:  Đồ án thiết kế I
44 Môn học:  Đồ án thiết kế II
45 Môn học:  Xử lý tín hiệu số
Kiến thức bổ trợ
1 Môn học:  Quản trị học đại cương
2
Môn học:  Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
3 Môn học:  Tâm lý học ứng dụng
4 Môn học:  Kỹ năng mềm
5
Môn học:  Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
6
Môn học:  Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
7
Môn học:  Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử – Kỹ thuật máy tính
1 Môn học:  Lý thuyết mật mã
2 Môn học:  Mạng máy tính
3 Môn học:  Hệ thống viễn thông
4 Môn học:  Cơ sở truyền số liệu
5 Môn học:  Hệ điều hành
Mô đun: Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
1 Môn học:  Lý thuyết mật mã
2 Môn học:  Hệ thống viễn thông
3 Môn học:  Cơ sở truyền số liệu
4 Môn học:  Mạng máy tính
5 Môn học:  Thông tin vô tuyến
Mô đun: Kỹ thuật Y sinh
1 Môn học:  Cơ sở điện sinh học
2 Môn học:  Giải phẫu và sinh lý học
3
Môn học:  Cảm biến và KT đo lường y sinh
4 Môn học:  Mạch xử lý tín hiệu y sinh
5
Môn học:  Công nghệ chẩn đoán hình ảnh I
6 Môn học:  Thiết bị điện tử Y sinh I
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử hàng không-Vũ trụ
1 Môn học:  Hệ thống viễn thông
2
Môn học:  Truyền số liệu và chuyển tiếp điện văn
3 Môn học:  Lý thuyết mật mã
4 Môn học:  Thông tin vô tuyến
5
Môn học:  Định vị và dẫn đường điện tử
Mô đun: Kỹ thuật Đa phương tiện
1 Môn học:  Mạng máy tính
2 Môn học:  Hệ thống viễn thông
3 Môn học:  Đa phương tiện
4 Môn học:  Kỹ thuật truyền hình
5 Môn học:  Lý thuyết mật mã
6 Môn học:  Cơ sở truyền số liệu
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
1 Môn học:  Thực tập kỹ thuật
2 Môn học:  Đồ án tốt nghiệp cử nhân
Khối kiến thức kỹ sư
1 Môn học:  Tự chọn kỹ sư
2 Môn học:  Thực tập kỹ sư
3 Môn học:  Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

– Mã ngành học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông: 7520207 (ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ở một số trường đại học có mã ngành: 7510302).

Dưới đây là tổ hợp xét tuyển thi của ngành:

  • Khối A00: Môn học (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 Môn học có(Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối B00 Môn học có(Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C01 Môn học có(Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • Khối C02 Môn học có(Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C04 Môn học có(Toán, Ngữ văn, Địa lý)
  • Khối D01 Môn học có (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D07 Môn học có(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 Môn học có (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Mức Điểm chuẩn trong ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông 
Mức Điểm chuẩn trong ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Mức Điểm chuẩn trong ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông của các trường đại học như sau:

  • Xét từ 16 – 25 điểm theo khối thi là:  (Khối thi A00, A01, B00, C01, C02, C04, D00, D07).
  • Kết quả thi THPTQG:  dao động trong khoảng 14.00 – 22.00 điểm.

Top 7 trường đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Ở nước ta hiện nay, có nhiều trường chuyên đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn Thông nhưng mình sẽ liệt kê các trường có tiếng ngay sau đây:

– Khu vực miền Bắc:

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những top đầu những trường đại học kỹ thuật có quy mô lớn tại Việt Nam. Nổi tiếng vì chất lượng đào tạo và đạt được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy. Ngôi trường cũng là một phần các trường đại học kỹ thuật hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương theo chuẩn quốc tế AOTULE (Asia-Oceania Top University League on Engineering).

Lễ khai giảng khóa học chính quy đầu tiên cho gần 1000 sinh viên thuộc 14 chuyên ngành của 4 Liên khoa như Cơ – Điện, Mỏ – Luyện kim, Hóa – Thực phẩm – Xây dựng. Trong giai đoạn này, ngôi trường đào tạo hơn 4000 kỹ sư công nghiệp cho hệ chính quy, trường đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và hợp đồng kinh tế – kỹ thuật được làm chính thức vào ngày 15-10-1956.

Học viện Kỹ thuật mật mã

Học viện Kỹ Thuật Mật Mã là ngôi trường được thành lập 1995 là ngôi trường trực thuộc Ban Cơ Yếu Chính Phủ. Đây là ngôi trường công lập nổi tiếng chuyên đào tạo cấp đại học, sau đại học và NCKH về kỹ thuật mật mã của lĩnh vực Cơ Yếu của Việt Nam.

Đây là nơi chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực về an toàn thông tin cho cả nước. Ngoài ra, đây còn là nơi qaun trọng đào tạo dành cho quân đội Việt Nam, Lào, CamPuChia và Cuba.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một ngôi trường công lập phát triển theo định hướng nghiên cứu phân tích, thuộc trong số Top những trường Đại học tốt nhất Việt Nam. Ngôi Trường đang trực thuộc tại Bộ Thông Tin & Truyền Thông.

Học Viện chuyên đào tạo các ngành nghề có liên quan truyền thống, mang đến nguồn nhân lực năng động nhiệt huyết cho nhiều công ty lớn Truyền Thông, Studio, công ty giải trí,…trong cả nước. Ngôi trường còn được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các giảng viên giàu kinh nghiệm giúp đào tạo ra thế hệ sinh viên giỏi.

Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)

Trường Đại học Giao thông vận tải (University of Transport and Communications) là một trong những trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Trường Đại học Giao thông vận tải trước có tên gọi khác Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được xây dựng và khai giảng dưới chính quyền cách mạng ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc Lệnh luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị định thư của Bộ trưởng QG Giáo dục Vũ Đình Hòe và Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính mang tên Đào Trọng Kim.

Tháng 8/1960, Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải đã thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên với trình độ Đại học. Ngày 24/03/1962, trường chính thức đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng Chính phủ.

– Khu vực miền Trung:

Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (The University of Danang – University of Science and Technology) là một trong số trường đại học chuyên ngành kỹ thuật đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Đà Nẵng, được liệt vào danh sách ngôi trường quan trọng và trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu tại khu vực, góp phần phục vụ yêu cầu trong việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước, một trong ba trường Đại học Bách khoa chuyên đào tạo kỹ sư đa nhiều ngành theo định hướng nghiên cứu của Việt Nam.

Đến Năm 2017, ngôi trường trở thành Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế từ đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá và giáo dục đại học theo tiêu chuẩn Châu Âu có tên (HCERES) đã công nhận.

Đại học Khoa học – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam:

Đại học Cần Thơ

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông sau khi ra trường làm gì?

Các Kỹ sư Điện tử – Viễn thông có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, cụ thể công việc như sau:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng: Chuyên về quản lý mạng, vận hành dữ liệu mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm: Sử dụng cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch: Nhằm kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo: Có thể vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế: Nhằm vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty chuyên tư vấn mạng viễn thông, thiết kế sản xuất vi mạch.
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch: Liên quan đến mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn: Chuyên vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử – viễn thông lớn, công ty sản xuất pm thế giới di động.

Tham khảo bài viết: Ngành Vật lý kỹ thuật là gì? Top 5 trường uy tín, chất lượng

Mức lương ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Mức lượng hiện tại của các Kỹ sư Điện tử – viễn thông khá đa dạng , dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/ tháng . Mức thu nhập của người làm ngành này có thể lên đến 2.000 USD/ tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc kinh nghiệm của bản thân và quy mô doanh nghiệp

Những tố chất phù hợp vơi ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Sử dụng ngoại ngữ và thành thạo về CNTT;
  • Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật;
  • Cách làm kế hoạch độc lập, biết cách vận dụng;
  • Khả năng trình bày và biết báo cáo;
  • Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông;
  • Tinh thần học hỏi cao, làm việc nghiêm túc;
  • Có tính kiên trì, tính trách nhiệm hiệu quả;
  • Kỹ thuật làm việc theo nhóm hiệu quả;
  • Kỹ năng sắp xếp thời gian và quản lý hiệu quả.

Trên đây là thông tin chung của ngành, mong rằng mọi người có thể tham khảo thêm để lựa chọn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông một cách phù hợp nhất

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x