Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Ngành Việt Nam học là gì? Top 5 trường đào tạo uy tín chất lượng

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Ngành Việt Nam học được xem như một ngành có nhiều triển vọng và quan trọng nhất của đất nước Việt Nam, vậy ngành đó là gì và ra trường làm gì,…. Sau đây sẽ là câu trả lời chi tiết cho các sinh viên.

Ngành Việt Nam học là gì?
Ngành Việt Nam học là gì?

Contents

Ngành Việt Nam học là gì?

Việt Nam học (TA là Vietnamese Studies)

  • là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam từ những văn hóa tổ tiên, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán,… để hiểu hơn những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực của một quốc gia với một góc nhìn văn hóa.
  • Việt Nam học là một ngành đào tạo có tính chất liên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về KHXH và NV kiến thức tương đối đa dạng và hệ thống của Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp XH, sử dụng ngoại ngữ trong việc giao tiếp và công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể đảm nhiệm tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp Việt nam hoặc nước ngoài …
  • Theo ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ được trang bị một lượng kiến thức thuộc các chuyên ngành về Du lịch và quản lý, hướng dẫn du lịch hoặc văn hóa du lịch… Cụ thể là những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:
    • Văn hoá giao tiếp của người Việt Nam:
      • Giao tiếp ở sinh hoạt gia đình
      • Giao tiếp tại công sở
      • Giao tiếp tại trường học
      • Giao tiếp về mảng kinh doanh
      • Giao tiếp quá trình tiếp khách
    • Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn truyền thống của đất nước Việt Nam.
    • Văn hóa ăn mặc truyền thống của lịch sử VN,…

Chương trình đào tạo của ngành Việt Nam học

Dưới đây là bảng CTĐT của ngành Việt Nam học

A Khối kiến thức chung
1 Môn học đào tạo: NLCB của CN Marc-Leninsm-phần 1
2 Môn học đào tạo: Tiếng Anh 1
3 Môn học đào tạo: Tiếng Pháp 1
4 Môn học đào tạo: Tiếng Nga 1
5 Môn học đào tạo: Tiếng Trung 1
6 Môn học đào tạo: Giáo dục thể chất 1
7 Môn học đào tạo: NLCB của CN Marc-Leninsm-phần 2
8 Môn học đào tạo: Tiếng Anh 2
9 Môn học đào tạo: Tiếng Pháp 2
10 Môn học đào tạo: Tiếng Nga 2
11 Môn học đào tạo: Tiếng Trung 2
12 Môn học đào tạo: Tin học đại cương
13 Môn học đào tạo: Tư tưởng Hồ Chí Minh
14 Môn học đào tạo: Tiếng Anh 3
15 Môn học đào tạo: Tiếng Pháp 3
16 Môn học đào tạo: Tiếng Nga 3
17 Môn học đào tạo: Giáo dục thể chất 3
18 Môn học đào tạo: Tiếng Trung 3
19 Môn học đào tạo: Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
20 Môn học đào tạo: Lịch sử-Văn hóa-Con người Hà Nội
B Khối kiến thức chuyên ngành
1 Môn học đào tạo: Giáo dục quốc phòng
2 Môn học đào tạo: Phương pháp nghiên cứu khoa học
3 Môn học đào tạo: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
4 Môn học đào tạo: Lịch sử văn minh thế giới
5 Môn học đào tạo: Xác suất thống kê
6 Môn học đào tạo: Xã hội học
7 Môn học đào tạo: Nhập môn khu vực học
8 Môn học đào tạo: Nhân học văn hóa
9 Môn học đào tạo: Giáo dục thể chất 2
10 Môn học đào tạo: Âm nhạc
11 Môn học đào tạo: Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
12 Môn học đào tạo: Kỹ năng giao tiếp
13 Môn học đào tạo: Cơ sở văn hóa Việt Nam
14 Môn học đào tạo: Văn học dân gian Việt Nam
15 Môn học đào tạo: Địa lí Việt Nam 1
16 Môn học đào tạo: Thực tế Văn hóa & Văn học dân gian
17 Môn học đào tạo: Nhân học đại cương và các dân tộc Việt Nam
18 Môn học đào tạo: Hán Nôm 1
19 Môn học đào tạo: Lịch sử Văn học Việt Nam 1
20
Môn học đào tạo: Tiếng Việt thực hành và Hoạt động giao tiếp Tiếng Việt
21 Môn học đào tạo: Lịch sử Việt Nam 1
22 Môn học đào tạo: Địa lí Việt Nam 2
23 Môn học đào tạo: Văn hóa Việt Nam trong Đông Nam Á
24 Môn học đào tạo: Giáo dục thể chất 4
25 Môn học đào tạo: Giáo dục vì sự phát triển bền vững
26 Môn học đào tạo: Hán Nôm 2
27 Môn học đào tạo: Tiếng Anh chuyên ngành
28 Môn học đào tạo: Tiếng Pháp chuyên ngành
29 Môn học đào tạo: Tiếng Nga chuyên ngành Toán1
30 Môn học đào tạo: Lịch sử Văn học Việt Nam 2
31 Môn học đào tạo: Cơ sở ngôn ngữ học
32 Môn học đào tạo: Lịch sử Việt Nam 2
33 Môn học đào tạo: Thực tế Lịch sử & Địa lí Việt Nam
34 Môn học đào tạo: Lịch sử Văn học Việt Nam 3
35 Môn học đào tạo: Ngữ pháp và Phong cách học Tiếng Việt
36 Môn học đào tạo: Lịch sử Việt Nam 3
37 Môn học đào tạo: Văn hóa phương Đông
38 Môn học đào tạo: Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam
39 Môn học đào tạo: Phong tục, tập quán Việt Nam
40 Môn học đào tạo: Quy hoạch du lịch Việt Nam
41 Môn học đào tạo: Lý thuyết truyền thông
42 Môn học đào tạo: Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại
43 Môn học đào tạo: Lịch sử tư tưởng Việt Nam
44 Môn học đào tạo: Thực tế Du lịch – Văn hóa – Báo chí
45 Môn học đào tạo: Gia đình-dòng họ-làng xã người Việt
46 Môn học đào tạo: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
47 Môn học đào tạo: Nghiệp vụ báo chí 1
48 Môn học đào tạo: Thực tập chuyên môn 1 (VNH)
49 Môn học đào tạo: Kinh tế Việt Nam
50 Môn học đào tạo: Du lịch sinh thái
51 Môn học đào tạo: Quản trị lữ hành và Marketing du lịch
52
Môn học đào tạo: Phương pháp nghiên cứu và nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa
53 Môn học đào tạo: Tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa
54 Môn học đào tạo: Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch
55 Môn học đào tạo: Nghiệp vụ báo chí 2
56 Môn học đào tạo: Quan hệ công chúng
57 Môn học đào tạo: Thực tập chuyên môn 2(VNH)
58 Môn học đào tạo: Khoá luận tốt nghiệp

Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Việt Nam học 

– Mã ngành tổ hợp: 7310630

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Việt Nam học:

  • A00: Môn thi: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C03: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C19: Môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D04: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D78: Môn thi: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D05: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D14: Môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Môn thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Việt Nam học

Trong năm 2018 – 2021 , mức điểm của ngành Việt Nam học chỉ dao động từ 15 – 26 điểm và còn phụ thuộc vào nhiều trường

Xem thêm: Ngành Văn học là gì? Top 3 trường đào tạo uy tín chất lượng

Top 3 trường đào tạo ngành Việt Nam học uy tín chất lượng
Top 3 trường đào tạo ngành Việt Nam học uy tín chất lượng

Top 3 trường đào tạo ngành Việt Nam học uy tín chất lượng

Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Việt Nam học úy tín nhất hiện nay

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nhận thấy tiềm năng và sự phát triển của Việt Nam học từ những ngày đời đầu xuất hiện, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã sớm đưa ngành Việt Nam học vào hệ thống chương trình đào tạo của trường đại học. Với lịch sử hình thành gần 20 năm, ngành Việt Nam học của Đại học Hồng Bàng sẽ là nơi tuyệt vời để truyền tải những niềm tin mãnh liệt tới môn học

Đại học CN TP.HCM (HUTECH)

Đại học HUTECH đã chính thức đưa Việt Nam Học vào hệ thống chương trình đào tạo từ năm 2018, khoa KHXH và Nhân văn trực tiếp quản lý. Mặc dù là ngành mới mẻ và còn “non trẻ” dù đã có giảng viên bề dày kinh nghiệm nhưng cùng định hướng hợp tác quốc tế vô cùng chặt chẽ với nhiều trường đại học hàng đầu từ trong và ngoài nước, ngành Việt Nam Học của HUTECH sẽ không thể thiếu trong lòng phụ huynh và học sinh

Đại học Sài Gòn

Ngành Việt Nam học tại Đại học Sài Gòn là nơi trực thuộc khoa Quan hệ quốc tế với một chuyên ngành duy nhất là Văn hóa Du lịch. Giảng viên của khoa Quan hệ quốc tế nói chung và ngành Việt Nam học nói riêng đều là những giảng viên có bề dày kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.

Nhằm đào tạo các hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong tương lai, với những kiến thức trên sách vở, giáo trình, trường  còn có thể tạo một cơ hội để sinh viên trau dồi sự tự tin, có thể làm việc nhóm và nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác thông qua kỹ năng chuyên môn, những hoạt động trong và ngoài lớp hay các CLB họp nhóm.

Video tham khảo về ngành học hấp dẫn

Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?

Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?
Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?

Với các kĩ năng kinh nghiệm khi ra trường, sinh viên sẽ được đảm nhiệm vị trí sau đây:

  • Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội GD, khoa học, các tổ chức nước ngoài…
  • Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, CQĐD, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủtừ trong và ngoài nước Việt Nam
  • Trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc QT lữ hành tại các công ty du lịch trong nước
  • Vị trí Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt dành cho người nước ngoài
  • Làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền hình truyền thông hoặc tổ chức sự kiện…

Mức lương ngành Việt Nam học

Ngành Việt Nam học còn khá non trẻ và khi ra trường thì mức lương sẽ chỉ từ 5tr/tháng

Còn giàu kinh nghiệm và nắm chắc thì sẽ cao hơn rất nhiều

Những tố chất phù hợp với ngành Việt Nam học

Ngành Việt nam học không đòi hỏi nhiều yếu tố chất quan trọng cho người học, nhưng những tố chất khác sẽ là quan trọng và bắt buộc phải có khi lựa chọn và học ngành này.

  • Ham mê và nghiên cứu để có thể tìm đến sự thành công
  • Làm chủ ngoại ngữ sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn xung quanh
  • Có khả năng sáng tạo, trí thông minh cao.
  • Tinh thần học hỏi cao, có sự sáng tạo
  • Ham đọc sách: Là người chăm chỉ đọc, thấu hiểu được nội dung trong trí nhớ
  • Có tấm lòng yêu nước: trong số có sinh viên Việt Nam sẽ có những học giả, học viên Việt Nam tại nước ngoài luôn có tấm lòng yêu nước.
0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x