Tuyển sinh trường Đại học Lao động xã hội – Cơ sở II năm 2021
Trường Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở II là trường đào tạo nguồn nhân lực ngành...
Xem thêmContents
Trường Đại học Lương Thế Vinh là một trường đại học được thành lập ngày 5 tháng 12 năm 2003 theo quyết định số 259/2003/QĐ-TTg của TT Chính phủ Phan Văn Khải. Trước đây trường còn có tên là Trường đại học Dân lập Lương Thế Vinh.
Ngày 29/05/2006, Phó TT Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 122/2006/QĐ-TTg cho phép đổi tên Trường thành Trường Đại học Lương Thế Vinh, chuyển sang loại hình trường tư thục và sẽ hoạt động theo quy chế trường đại học loại hình này.
Sứ mạng:
Đây là trường đại học đa ngành, đa hệ và đa trình độ; là trung tâm đào tạo NNL có trình độ cao và là trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh Nam Định và vùng Nam đồng bằng Sông Hồng.
Trường thực hiện mô hình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp và ứng dụng giúp đem lại cho xã hội một NNL có trình độ, góp phần đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
Liên kết quốc tế:
Nhà trường đã kết hợp với một số trường đại học nước ngoài. Những sinh viên học giỏi và có khả năng tài chính, sau khi học hết năm thứ 3 hoặc kết thúc khóa học có thể được gửi đi nước ngoài học tiếp chương trình ở các trường liên kết hoặc học lên cao hơn.
Nhân sự:
Trường có đội ngũ giảng viên là các nhà giáo có tài năng, có uy tín và kinh nghiệm dạy Đại học lâu năm gồm 243 người trong đó có 11 GS, 21 phó GS, 45 tiến sĩ, 97 thạc sĩ.
Các khoa đào tạo:
Công nghệ – Thông tin; Kinh tế; KT Nông nghiệp; Ngoại ngữ – Việt Nam học; KT Công nghiệp; Xây dựng; Mác- Lênin –Tư tưởng Hồ Chí Minh; Khoa học cơ bản.
Các phòng chức năng:
Quản lý khoa học; Đào tạo; Tổng hợp Hành chính – QT; Tổ chức – Kế hoạch – Tài chính; Đảm bảo chất lượng đào tạo.
Trường nhận hồ sơ ĐKXT sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuyển sinh trên cả nước
4.1. Phương thức xét tuyển
– Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
– Dựa vào kết quả học tập THPT
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
– Phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: Có tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên và không có môn thi nào dưới 2.0 điểm.
– Phương thức xét học bạ THPT: Yêu cầu tổng điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên và không có môn nào có điểm trung bình nhỏ hơn 2.0 điểm.
4.3. Chính sách ưu tiên
Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Dự kiến như sau:
– Khối ngành kinh tế: 260.000 đồng/tín chỉ
– Khối ngành kỹ thuật: 300.000 đồng/tín chỉ.
Tên ngành | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển |
Kế toán | 7340301 | A00; A01; A02; C01 |
QT kinh doanh | 7340101 | A00; A01; A02; C01 |
Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | A00; A01; A02; C01 |
KT xây dựng | 7580201 | A00; A01; A02; C01 |
Công nghệ thông tin | 7480201 | A00; A01; A02; C01 |
Thú y | 7640101 | B00; A02; B03 |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | D01; D07; D14 |
Ngành học | Năm 2018 | |
Xét tuyển bằng điểm thi THPT | Xét tuyển bằng học bạ THPT | |
Kế toán | 15 | 15 |
QT kinh doanh | 15 | 15 |
Tài chính – Ngân hàng | 15 | 15 |
KT xây dựng | 15 | 15 |
KT xây dựng công trình giao thông | 15 | 15 |
Công nghệ thông tin | 15 | 15 |
Thú y | 15 | 15 |
Ngôn ngữ Anh | 15 | 15 |
*KT: Kỹ thuật; *QT: Quản trị; *GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo; *NNL: Nguồn nhân lực; *THPT: Trung học phổ thông; *ĐKXT: Đăng ký xét tuyển; *GS: Giáo sư.
Xem thêm: