Thông tin tuyển sinh và học phí Đại học RMIT năm 2021
8 Tháng Sáu, 2022Thông tin tuyển sinh cũng như học phí năm 2021 của trường Đại học RMIT hẳn được rất nhiều...
TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Chủ đề chia sẻ lần này của tintuctuyensinh là những sự thật thú vị về ngành kinh doanh thương mại dành cho các bạn đang muốn tìm hiểu hoặc có dự định thi vào. Chúng ta cùng theo dõi nhé.
Contents
Ngành này chuyên đào tạo các kiến thức về hoạt động liên quan đến mua bán nói chung. Cụ thể như ngành hàng bán lẻ, quản lý kho, xuất nhập kho,… Ngoài ra, khi theo học kinh doanh thương mại thì các bạn còn tiếp cận với kiến thức chuyên sâu về:
– Nghiên cứu thị trường
– Hoạt động quảng cáo
– Lĩnh vực marketing
– Lập kế hoạch kinh doanh
– Nghiệp vụ bán hàng
– Phân tích tài chính
– Kỹ năng làm việc nhóm
– Kỹ năng phân tích thị trường
– Kỹ năng giải quyết vấn đề
– Làm việc online hiệu quả và chuyên nghiệp
– Tổng hợp và sàng lọc thông tin
– Kỹ năng tổ chức seminar
– Kỹ năng điều hành, quản lý
– Phụ trách các dự án thương mại từ nhỏ đến lớn, từ trong nước đến quốc tế
– Kinh doanh thương mại
– Kinh doanh bán lẻ
– Thương mại bán lẻ
– Kinh doanh quốc tế
– Logistics
– Thương mại điện tử
– Quản trị học
– Quản trị tài chính
– Tiếp thị
– Nghiệp vụ ngoại thương
– Kinh tế đối ngoại
– Nghiệp vụ bán hàng
– Kiến thức về luật thương mại
– Luật vận tải và bảo hiểm
– Tiếng Anh chuyên ngành thương mại
Chúng ta cũng thường hay nghe cụm từ “thời buổi kinh tế thị trường”. Vâng, đây chính là một thời đại mà các ngành nghề về kinh tế vô cùng hot và được săn đón hàng đầu.
Không phải buôn bán theo kiểu truyền thống mà bạn có thể vận dụng những điều mình học được trên ghế nhà trường và những lần thực hành để làm giàu theo kiểu của bạn một cách hợp pháp.
Nói tóm lại là học ngành kinh doanh thương mại ra trường bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Cụ thể như thế nào, mời xem tiếp nội dung bên dưới nhé.
Việc làm thì vô số, có những công việc còn không biết gọi tên là gì cho chuẩn. Tuy nhiên nói về một số ngành nghề phổ biến dành cho người học kinh doanh thương mại khi ra trường thì chúng ta có thể kể đến:
Nghe đến từ điện tử có lẽ bạn cũng hình dung được nó liên quan đến mảng online. Nội dung của công việc này là thực hiện các chỉ tiêu khối lượng được giao, tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý web bán hàng như cập nhật thông tin sản phẩm, quảng bá hình ảnh,…
Bạn cần có trình độ chuyên môn ổn định về ngành quản trị kinh doanh và marketing. Bên cạnh đó phải biết khai thác nguồn khách hàng, giỏi giao tiếp, đàm phán và thuyết phục. Nghề này nếu bạn làm tốt thì lương không dưới 10 triệu mỗi tháng.
Công việc của nhân viên là tìm kiếm các nhà cung cấp nước ngoài để thương lượng về giá cả cũng như chất lượng hàng hóa. Bạn cũng tham gia triển khai đơn hàng và hợp đồng xuất khẩu, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác một cách hợp lý.
Nhân viên xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ lập và lưu trữ các chứng từ, tài liệu của đơn hàng xuất nhập khẩu nói chung.
Về nghề này thì yêu cầu nhân viên phải thành thạo tiếng Trung là chủ yếu. Ngoài ra bạn cũng phải có tố chất ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao và linh hoạt, nhanh nhẹn.
Làm nghề này lương khá cao, khoảng 10 – 15 triệu mỗi tháng hoặc cao hơn tùy năng lực.
Việc của nhân viên kinh doanh là duy trì và phát huy doanh số của công ty, khai thác thị trường từ khách hàng tiềm năng. Quan trọng nữa là phải tìm kiếm, xây dựng hệ thống khách hàng ổn định, đánh giá thị trường và đối thủ chính xác để có phương án kinh doanh hiệu quả.
Bạn yêu thích kinh doanh và có khả năng quản trị, khả năng đàm phán giỏi là một lợi thế cho công việc. Ngoài ra nhân viên kinh doanh còn là người chịu được áp lực cao và có trách nhiệm đối với từng dự án mình tham gia.
Thông thường một nhân viên kinh doanh đạt mức lương cơ bản là 8 – 10 triệu đồng, chưa kể các khoản “lương mềm” khác.
– Đại học Nha Trang: 17.00
– Đại học Văn Lang: 15.00
– Đại học Kinh Tế tp Hồ Chí Minh: 24.40
– Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp: 16.75
– Đại học Cửu Long: 14.00
– Đại học Kinh Tế – Đại học Huế: 16.00
– Đại học Kinh Tế Quốc Dân: 25.10
Kinh doanh thương mại là ngành học mà khi ra trường bạn có thể làm bất kể nghề gì liên quan đến kinh tế, từ sản xuất cho đến bán hàng, ký kết hợp đồng hoặc thậm chí là làm chủ. Vì thế không có gì khó hiểu khi nó ngày càng được các bạn trẻ lựa chọn. Bạn đam mê lĩnh vực kinh tế? Vậy thì đừng bỏ qua việc tìm hiểu để có cơ hội cho bản thân với ngành kinh doanh thương mại nhé.