Đại học Võ Trường Toản: Tuyển sinh, học phí 2022
Đại học Võ Trường Toản là một trong những ngôi trường tốt ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu...
Xem thêmThông tin tuyển sinh khoa luật đại học quốc gia Hà Nội năm 2022
Ước mơ trở thành cử nhân luật sẽ không quá cao sang nếu bạn đi đúng hướng, một trong những ngôi trường chuyên đào tạo cử nhân luật nổi tiếng hiện nay không thể bỏ qua đó chính là ĐHQG Hà Nội. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn biết thông tin chi tiết về việc tuyển sinh Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) năm 2022.
Contents
Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) trực thuộc trường đại học quốc gia Hà Nội, là khoa pháp lý, thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (năm 1976). Với hơn nhiều năm phát triển và giảng dạy, khoa đã trải qua nhiều giai đoạn: đổi tên khoa, sáp nhập đơn vị, bổ sung chương trình giảng dạy, giao quyền quản lý,…
Những giai đoạn quan trọng của khoa Luật (ĐHQG Hà Nội):
– Tháng 9 năm 1976: khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lạp.
– Tháng 7 năm 1986: Đổi tên thành khoa Luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
– Tháng 9 năm 1995: Chuyển giao khoa Luật cho Trường Đại học Xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý.
– Tháng 3 năm 2000: Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức thành lập, trên cơ sở khoa luật cũ của Trường Đại học Xã hội và nhân văn.
Đây cũng là trung tâm nghiên cứu. đào tạo và ứng dụng pháp luật hàng đầu trên cả nước. Kết hợp chương trình đào tạo trong nước và quốc tế, đào tạo chuyên sâu, định hướng nghề nghiệp tốt và công tác giảng dạy luôn được đảm bảo. Khoa cũng quy tụ nhiều giảng viên giỏi hàng đầu trong ngành luật Việt Nam và Quốc Tế.
-Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN về thời gian và địa điểm xét tuyển đợt 1, cụ thể như sau
Khoa sẽ thông báo cụ thể sau nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh và thông báo trên website của trường.
– Theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Khoa Luật và ĐHQGHN quy định để xét tuyển thí sinh có kết quả bài thi THPT năm 2021;
– Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) là có thể được xét tuyển;
– Những thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) được xét tuyển;
– Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing);
– Xét tuyển thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (xem Phụ lục 1);
– Xét tuyển thẳng và xét tuyển đối với thí sinh: (1) đạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; (2) thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; (3) thí sinh đạt giải nhất, nhì cuộc thi cấp tỉnh, thành phố trung ương; (4) thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên;
– Xét tuyển thẳng và xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của Giám đốc ĐHQGHN.
– Xét tuyển thí sinh theo kết quả thi THPT năm 2021: Khoa Luật dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển thí sinh theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 như sau:
+ Ngành Luật: 17.0;
+ Ngành Luật CLC TT23: 17.0;
+ Ngành Luật Kinh doanh: 17.0;
+ Ngành Luật Thương mại quốc tế: 17.0.
* Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nói trên được áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển thuộc các ngành tương ứng.
– Xét tuyển các phương thức khác: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuân thủ các quy định tương ứng với các hình thức xét tuyển tại mục 1.8 của Đề án này.
Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) đã đào tạo ra nhiều thế hệ cử nhân luật và đào tạo ra nhiều giáo sư, tiến sĩ phục vụ giảng dạy tại trường, đóng góp được nhiều lợi ích cho xã hội. Trong quá trình học tập, trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nâng cao kỹ năng hùng biện cho sinh viên, giúp sinh viên nắm vững được chuyên môn, rèn luyện tư duy sắc bén để có thể đi theo ngành.
Mỗi năm, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trung bình:
– Hơn 600 sinh viên hệ Đại học chính quy, chuyên ngành luật kinh doanh và luật học.
– Hơn 150 sinh viên đào tạo cử nhân kép (đào tạo theo chương trình liên kết giữa các trường Đại học).
– Sinh viên chuyên ngành Luật học và Luật kinh doanh với chỉ tiêu 100 sinh viên.
– Học viên sau đại học thuộc 9 chuyên ngành khác nhau: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật hình sự và Tố tụng hình sự; Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật kinh tế; Luật Quốc tế; Luật Hành chính – Hiến pháp; Pháp luật về quyền con người; Luật kinh doanh Quốc tế. Từ năm 2018, Khoa Luật đào tạo thêm thạc sĩ chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng chống tham với chỉ tiêu 300 học viên.
– Học viên sau đại học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người. Có 2 hệ đào tạo bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Chính phủ Australia hỗ trợ một phần chi phí đào tạo của khóa học với chỉ tiêu 40 học viên.
– Học viên sau đại học chuyên ngành Luật hợp tác Quốc tế. Liên kết chủ yếu với các trường Đại học của Cộng hòa Pháp. Chương trình đào tạo bằng Tiếng Pháp. Bằng thạc sĩ, tiến sĩ của ngành học do Trường đại học Pháp cấp với chỉ tiêu 20 học viên.
– Nghiên cứu sinh thuộc 5 chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật hình sự và Tố tụng hình sự; Luật dân sự và Tố tụng dân sự; Luật kinh tế; Luật Quốc tế với chỉ tiêu 25 người.
Ngành học | Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Chỉ tiêu (dự kiến) | |
Theo xét KQ thi THPT | Theo phương thức khác | |||
Luật | 7380101 | C00, A00, D01, D03, D78, D82 | 270 | 30 |
Luật (chất lượng cao theo TT23) | 7380101CLC * | A01, D01, D07, D78 | 45 | 5 |
Luật Kinh doanh | 7380110 | A00, A01, D01, D03, D90, D91 | 150 | 20 |
Luật Thương mại quốc tế | 7380109 | A00, A01, D01, D78, D82 | 45 | 5 |
Bài viết trên đã giúp mọi người biết được thông tin về Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) cũng như thông tin tuyển sinh của trường này. Hy vọng mọi người sẽ có thể đăng ký vào ngành mình yêu thích sau khi đọc xong.