Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng Lớn Nhất Việt Nam

Polymer là gì? Những ứng dụng của Polymer trong cuộc sống

KHOA Y DƯỢC HÀ NỘI

Thẳng tiến vào đại học chỉ với: Điểm lớp 12 Từ 6,5 Điểm thi từ 18 năm 2022

Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến polymer, những câu hỏi đặt ra khái niệm polymer là gì, những đặc điểm liên quan và polymer có những loại tiêu biểu nào được sử dụng rộng rãi hiện nay. Và nó có những công dụng cũng như mặt trái nào không.

Để giải đáp những thắc mắc trên hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát, cụ thể  nhất về khái niệm và các tính chất của polymer. Đồng thời qua đó hệ thống lại các công thức liên quan và cách sử dụng đặc trưng của polymer. Trên cơ sở đó giúp các bạn lựa chọn cho mình các phương pháp học tập và nghiên cứu hiệu quả về môn hóa học nhằm giải quyết, hoàn thành tốt các bài tập liên quan.

Contents

1, NHẬN THỨC CHUNG VỀ POLYMER LÀ GÌ?

Trong chương trình môn hóa học mà bạn đã được giới thiệu trong  học phần ở cấp học cơ sở hay trung học. Thì việc biết rõ các cấu tạo, tính chất của các chất là vô cùng quan trọng giúp bạn hình thành được những kiến thức nền ban đầu nếu muốn học tốt môn hóa học. Khác với những môn học khác thì kiến thức của môn hóa học thường trừu tượng và thú vị hơn.

 Trong đó thì nhựa Polymer là vật liệu khá phổ biến ta thường thấy cũng như đây là vật liệu quan trọng trong hòa học mà bạn đã được học qua. 

Polymer là gì
Nhựa Polymer là vật liệu khá phổ biến

Tuy nhiên, để hiểu thông thạo một vật liệu này không phải là điều dễ dàng ai cũng làm được, vì polymer có cấu tạo phân tử cũng như rất nhiều tính chất rất đa dạng nhưng cũng khá phức tạp.

Do vậy câu hỏi đặt ra định nghĩa vật liệu polymer trong hóa học là gì???

Polymer là một phức hợp bao gồm các hợp chất mang khối lượng phân tử khá lớn và cũng trong cấu tạo phân tử của polymer thì cấu trúc của nó được lặp đi lặp lại nhiều lần các mắt xích cơ bản của nó. 

Và các mắt xích này được nối lại với nhau thông qua các cặp liên kết cộng hóa trị. Điều đó có nghĩa là sẽ có hai hay nhiều hơn phân tử sẽ kết hợp với nhau tạo thành một cặp có chung nhân tố electron.

2, TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA POLYMER

2.1 Cấu tạo của phân tử Polymer:

Phân tử Polymer có cấu trúc là hình các mắt xích liên kết với nhau theo hình thức: một mô-no-me với 2 phân tử hoàn toàn khác nhau. Hay nó còn có một cấu trúc khác là cấu trúc liên kết với nhau theo hình chữ thập khi một mô-no-me liên kết với nhau theo hình thức từ ba hay nhiều hơn ba phân tử.

Polymer là gì
Cấu tạo của Polymer

2.2 Nguyên lý cơ bản của sự hình thành phân tử Polymer:

Đây là một khái niệm có thể nói là hoàn toàn khác biệt và mới mẻ. Polymer được hình thành từ các mô-no-me. Và các mô-no-me nỳ được hiểu là một đơn phân tử, chúng có tác dụng liên kết với các đơn phân tử khác (ít nhất là hai đơn phân tử). Trong quá trình mà các đơn phân tử đó liên kết với nhau được gọi là quá trình polime hóa. 

Quá trình polime hóa được diễn ra khi hai phân tử riêng biệt của hai nhân tố khác nhau kết hợp lại cùng nhau. Khi đó liên kết như thế sẽ được gọi là liên kết cộng hóa trị. Trong quá trình liên kết này xảy ra cho đến khi kết thúc sẽ hình thành nên các phần tử lớn hơn và phân tử đó sẽ được gọi là phân tử polime.

2.3 Tính chất vật lý của Polymer:

  • Phân tử polymer tồn tại ở dạng chất rắn.
  • Không bốc hơi và cũng không có nhiệt độ nóng chảy nhất định mà đặc biệt nó sẽ bị nóng chảy ở một nhiệt độ nằm trong khoảng khá rộng.
  • Polymer sẽ có dạng lỏng và nhớt khi nóng chảy, còn khi để nguội thì chất lỏng đó sẽ dần  cô đặc và hình thành nên chất rắn khi đó polymer sẽ được gọi là chất nhiệt dẻo.
  • Phần lớn các polymer sẽ không tan được trong nước hoặc trong môi trường thông thường khác.
Polymer là gì
Phân tử polymer tồn tại ở dạng chất rắn

2.4 Các phản ứng hóa học của polymer:

  1. Phản ứng cắt mạch:

Khi trùng hợp thì polymer sẽ bị nhiệt phân, khi gặp nhiệt độ thích hợp thì các polymer sẽ phân tách thành các đoạn ngắn cho đến cuối giai đoạn sẽ trở về các mô-no-me như ban đầu.

 Nguyên nhân của phản ứng này là do Polymer có các nhóm chức trong mạch nên điều đó dễ làm cho phản ứng thủy phân xảy ra hay cũng có thể do nguyên nhân khác là oxi hóa.

  1. Phản ứng giữ nguyên mạch:

Trong phản ứng này thì các polymer có liên kết đôi trong mạch sẽ cùng tham gia vào quá trình phản ứng đặc trưng của các liên kết đôi.

  1. Phản ứng tăng mạch:

Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, các nhóm chức polymer sẻ liên kết lại với nhau tạo nên một mạch mới dài hơn ban đầu. Phản ứng đó gọi là phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa.

2.5 Nguồn gốc của Polymer:

      Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy Polymer trong môi trường tự nhiên xung quanh. Trong tự nhiên thường thấy Polymer nằm trong các hóa chất cơ bản như: DNA, RNA,… và các loại khác như lụa, tóc,…

Ngoài ra, polymer còn có thể tìm thấy trong than đá và dầu thô.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến phân tử Polymer là gì mà tintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp cho các bạn tham khảo. Hy vọng đây là nguồn thông tin bổ ích giúp các bạn nắm được khái quát và hệ thống lại kiến thức liên quan đến Polymer góp phần nâng cao hiểu biết của bản thân và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến Polymer. 

Chúc các bạn học tập tốt và thành công trong tương lai!!!

Xem thêm:

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Khoa Y Dược Hà Nội tuyển sinh chính quy

Bài viết mới nhất

Thi trắc nghiệm online
https://tintuctuyensinh.vn/wp-content/uploads/2021/10/Autumn-Sale-Facebook-Event-Cover-Template-1.gif
0
Would love your thoughts, please comment.x