Các yếu tố của 215 là gì? Xem xong hiểu luôn.
24 Tháng Mười Hai, 2021Contents Các yếu tố của 215 Các thừa số của 215 là các số, tạo ra kết quả là...
Bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm các công thức liên quan đến kinh tế vi mô, Những câu hỏi đặt ra khái niệm kinh tế vi mô là gì và những công thức kinh tế vi mô liên quan đến khái niệm này là gì???
Để giải đáp những thắc mắc trên hôm nay tintuctuyensinh của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn khái quát và chi tiết nhất về các công thức liên quan đến khái niệm kinh tế vi mô và các dạng bài tập cùng cách giải quyết các bài tập này. Trên cơ sở đó giúp các bạn hệ thống và có được phương pháp học tập hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu.
Contents
Khái niệm kinh tế vi mô là gì???
Kinh tế vi mô là một ngành kinh tế ở tầm nhỏ trong hệ thống các ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về các thành phần kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói chung và cách các chủ thể này hoạt động và tương tác với nhau.
Mục tiêu nghiên cứu kinh tế vĩ mô đó là phân tích đánh giá các cơ chế biến đổi của nền kinh tế thị trường và quy luật biến đổi giá cả giữa các mặt hàng cũng như sự phân phối của các nguồn tài nguyên liên quan đến nguồn gốc biến đổi.
Trên cơ sở phân tích đánh giá nền kinh tế thị trường vi mô tìm ra được các ảnh hưởng nguyên nhân phát triển để đưa ra các giải pháp thay đổi đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế mới.
Thông qua các mô hình nghiên cứu khác nhau như xây dựng mô hình phát triển kinh tế, kiểm chứng thực tế và phát triển mô hình bằng cách phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được. Bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp khác nhau như phương pháp so sánh tĩnh và phương pháp phân tích biên tế. Đây là các phương pháp và mô hình đặc trưng của nền kinh tế vi mô tạo nên sự khác biệt với các nền kinh tế khác.
Công thức kinh tế vi mô về hàm số cầu: QD = aP + b trong đó a = △QD / △P
Công thức kinh tế vi mô về hàm số cung: QS = cP + d trong đó c = △QS / △P
Công thức kinh tế vi mô của sự co dãn của cầu theo giá:
ED = % △QD/%△P
Trong đó | ED | > 1 khi đó cầu co giãn nhiều nên đồ thị biểu diễn đường cầu dốc ít
Nếu | ED | < 1 thì cầu co giãn ít vì vậy đồ thị đường cầu dốc nhiều.
Nếu | ED | = 1 thì khi đó đồ thị đường cầu co giãn đơn vị với độ dốc 45 độ
Nếu | ED | = 0 thì cầu hoàn toàn không co giãn vì vậy đường cầu thẳng đứng.
Nếu | ED | = vô cùng thì cầu hoàn toàn co giãn vì vậy đường cầu nằm ngang
Công thức kinh tế vi mô độ co giãn của cầu theo giá chéo:
Exy = %△QD(x) //%△Py
Nếu giá trị Exy < 0 thì X và Y là hàng hóa bổ sung
Nếu giá trị Exy > 0 thì X và Y là hàng hóa thay thế
Nếu giá trị Exy = 0 thì X và Y là hàng hóa không liên quan nhau hoặc là hàng hóa độc lập với nhau.
Công thức kinh tế vi mô tính độ co giãn của cầu theo thu nhập:
EI = %△QD //%△PI
Nếu EI < 0 thì giá trị X là hàng hóa thứ cấp
Nếu EI > 0 thì giá trị X là hàng hóa thông thường
Nếu giá trị EI nằm trong khoảng từ (0:1) thì giá trị X là hàng hóa thiết yếu
Nếu giá trị EI > 1 thì giá trị X là hàng hóa cao cấp hay gọi là hàng hóa xa xỉ
Công thức kinh tế vi mô kinh tế vi mô tính độ co giãn của cung theo giá:
Es = %△QS //%△P
Nếu | ES | > 1 khi đó cung co giãn nhiều nên đồ thị biểu diễn đường cung dốc ít
Nếu | ES | < 1 thì cung có dãn ít vì vậy đồ thị đường cung dốc nhiều.
Nếu | ES | = 1 thì khi đó đồ thị đường cung co giãn đơn vị với độ dốc 45 độ
Nếu | ES | = 0 thì cung hoàn toàn không co giãn vì vậy đường cầu thẳng đứng.
Nếu | ES | = vô cùng thì cung hoàn toàn co giãn vì vậy đường cung nằm ngang
Công thức kinh tế vi mô kinh tế vi mô tính tổng hữu dụng:
TU = f(Q) trong đó TU là tổng mức thỏa mãn mà nhà tuyển dụng đạt được khi tiêu dùng một số lượng sản phẩm nào đó trong một đơn vị thời gian.
Công thức kinh tế vi mô tính hữu dụng biên :
MUX = △TU / △QX = dTU/dQX
Nếu MU > 0 thì giá trị TU tăng dần
Nếu MU < 0 thì giá trị TU giảm dần
Nếu MU = 0 thì giá trị TU cực đại
Công thức tính năng suất trung bình của lao động: APL = TP / L trong đó TP là tổng sản phẩm
Công thức tính tổng chi phí: TC = TFC + TVC trong đó TFC là tổng chi phí cố định và TVC là tổng chi phí biến đổi.
P là giá của sản phẩm
PE là giá cân bằng của thị trường
I là thu nhập
Q là lượng
D là cầu về hàng hoá
QD là Lượng cầu
S là cung về hàng hoá
Qs là Lượng cung
∆P/ ∆Q là hệ số góc
AFC là chi phí cố định bình quân
AVC là chi phí biến đổi bình quân
Trên đây là toàn bộ các công thức kinh tế vi mô liên quan đến khái niệm kinh tế vi mô mà tintuctuyensinh của chúng tôi cung cấp cho các tham khảo và nghiên cứu. Hy vọng đây là nguồn tài liệu bổ ích giúp cho các bạn hiểu rõ về các công thức của kinh tế vĩ mô và bổ sung củng cố kiến thức về kinh tế nói chung phục vụ cho quá trình học tập và làm việc.
Xem thêm:
So sánh số thứ tự thường gặp nhất hiện nay